5 thực phẩm không ăn chung với tỏi, tưởng không hại hóa ra hại không tưởng

13:56, Thứ tư 06/10/2021

( PHUNUTODAY ) - Tỏi mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cần chú ý không nên ăn chung tỏi với một số loại thực phẩm đặc biệt.

Tỏi có chứa hợp chất lưu huỳnh, tác dụng chống viêm, diệt khuẩn mạnh. Tỏi cũng có thể làm giảm lượng đường, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, ăn tỏi thường xuyên còn giúp ngăn ngừa sự lắng đọng chất béo trong mạch máu, giúp điều hòa huyết áp, tăng tính thấm của mạch máu từ đó ức chế hình thành huyết khối, phòng ngừa xơ cứng động mạch.

Tỏi cũng là thực phẩm được nhiều người sử dụng để ngừa cảm lạnh, chống mệt mỏi.

Ăn nhiều tỏi mang lại lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên không phải kết hợp tỏi với một số thực phẩm dưới đây lại không hề tốt.

nguoi-khong-nen-an-toi-01

5 thực phẩm không ăn chung với tỏi

Cá trắm

Cá trắm không nên ăn cùng tỏi mà chỉ được dùng với gừng và thì là. Cá trắm có vị ngọt, tính bình, không hợp để ăn chung với tỏi tính nóng. Kết hợp hai loại thực phẩm này dễ gây chướng bụng.

Thịt gà

Ăn thịt gà cùng tỏi sẽ khiến món ăn thêm tính nóng, gây khó tiêu, sinh ra kiết lỵ. Trường hợp ăn tỏi với gà bị kiết lỵ có thể nấu nước lá dâu để uống sẽ khỏi.

Thịt cừu

Thịt cừu và tỏi đều có tính ấm. Ăn chung với nhau sẽ làm cơ thể bị khô nóng, bức bối, đặc biệt là vào mùa hè.

Cá diếc

Cá diếc không nên ăn cùng tỏi vì có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.

Thịt chó

Tỏi tính cay, óng rất kỵ với thịt chó nhiều đạm, ăn cùng có thể gây chướng bụng, khó tiêu. Bạn có thể ăn thịt chó với riềng, sả, gừng nhưng không nên ăn với tỏi. 

nguoi-khong-nen-an-toi-03

Những người không nên ăn tỏi

Người mắc bệnh gan

Tác dụng của tỏi đối với sức khỏe thì ai cũng biết. Tuy nhiên, người đang mắc bệnh gan tốt nhất không nên ăn quá nhiều tỏi. Ăn tỉ thường xuyên sẽ kích thích đường tiêu hóa, làm giảm chức năng tiêu hóa và gián tiếp tăng gánh nặng tiêu hóa cho gan. Nó có thể gây ra tình trạng buồn nôn, chan ăn và các triệu chứng khác của bệnh viêm gan.

Ngoài ra, một số thành phần dễ bay hoi trong tỏi sẽ làm lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu giảm, từ đó giảm khả năng vận chuyện oxy đi khắp cơ thể. Bệnh nhận sẽ gặp hiện tượng chóng mặt do thiếu máu, bất lợi cho việc điều trị bệnh gan. Vì vậy, những người bị viêm gan nên hạn chế ăn tỏi.

Người đang bị tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa thường gặp trong cuộc sống. Nguyên nhân gây bệnh có thể do việc ăn uống không hợp lý, nhiễm vi khuẩn hoặc các bệnh khác gây ra. Người đang bị tiêu chảy tốt nhất không nên ăn tỏi.

Tỏi có tác dụng khử trùng nhất định nhưng ăn tỏi lại làm tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày. Ngoài ra, chất capsaicin trong tỏi sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. So với tác dụng khử trùng thì ăn tỏi mang lại tác dụng phụ lớn hơn, có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.

nguoi-khong-nen-an-toi-02

Người đang mắc bệnh về mắt

Người đang mắc bệnh về mắt nên hạn chế ăn tỏi. Theo Trung y, ăn tỏi quá nhiều hại gan, hại mắt. Nguyên nhân là do tỏi có tính nóng, có thể gây nội hỏa.

Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều thành phần gây kích ứng. Tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng hàm lượng các chất gây kích thích trong máu, khiến việc điều trị bệnh về mắt gặp khó khăn.

Một số lưu ý khác khi ăn tỏi

Không nên ăn tỏi khi đói bụng vì có thể dẫn tới viêm dạ dày cấp tính.

Mặc dù tỏi rất tốt nhưng bạn không nên ăn quá nhiều. Người lớn có thể ăn 2-3 tép tỏi sống hoặc 4-5 tép tỏi nấu chín. Trẻ nhỏ có thể ăn giảm một nửa so với người lớn.

Không nên ăn tỏi trng thời gian dài vì nó có thể làm cứng ruột, dẫn tới táo bón và có thể tiêu diệt mọt số lượng lớn vi khuẩn đường ruột, bao gồm cả các lợi khuẩn.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền