Chiều con cái
Những cha mẹ có con thành công không chiều con cái quá mức mà ngay từ nhỏ đã yêu cầu chúng thực hiện những công việc theo độ tuổi và cũng sẽ không dễ dàng đáp ứng ngay yêu cầu của con.
Dễ dàng có mọi thứ trẻ sẽ không biết trân trọng. Cha mẹ yêu thương con quá mức hóa nuông chiều sẽ khiến trẻ không có ý thức tự giác. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ kiên cường thường tự tin đứng dậy sau thất bại, tiếp tục chấp nhận rủi ro nhưng có sự tính toán và chuẩn bị tốt hơn.Điều này cần phân biệt với sự hà khắc. Cha mẹ nên đặt kỳ vọng hợp lý và để cho con phải tự làm những việc theo độ tuổi của con. Đó cũng là lời khuyên của tác giả sách bán chạy nhất và chuyên gia nuôi dạy con cái Esther Wojcicki.
Cha mẹ nên tạo cho con tinh thần chủ động ngay từ nhỏ để chúng học được trách nhiệm và phát triển kỹ năng trong khi thực hành công việc. Esther Wojcicki viết: "Cha mẹ càng tin tưởng con mình tự làm mọi việc, chúng sẽ càng được trao quyền nhiều hơn". Những đứa trẻ được cha mẹ khuyến khích giao cho nhiệm vụ sẽ phát triển tự tin hơn những đứa trẻ được cha mẹ đáp ứng mọi nhu cầu.
Phạt con sau những thất bại
Ai cũng có những lầm lỗi. Việc cha mẹ thích ra điều khoản trách phạt với con cái chưa chắc đã khiến con tiến bộ hơn. Theo nhà trị liệu tâm lý người Mỹ Amy Morin, việc trừng phạt con cái khi chúng mắc sai lầm có thể gửi đi một thông điệp sai, thất bại là một điều đáng xấu hổ chứ không phải thất bại tạm thời mà bản thân có thể học hỏi từ đó. Do đó nhiều đứa trẻ sẽ bị thui chột đi ý chí, không còn tin vào bản thân.
Do đó khi con mắc sai lầm, cha mẹ hãy đồng hành chỉ ra cho con và khuyến khích con sửa sai, nhấn mạnh việ sửa sai là đáng được khen ngợi để trẻ có thể tự tin chinh phục thử thách vào lần sau. Cha mẹ có thể kể về những thất bại của mình và cách bản thân vượt qua như thế nào. Nếu không, cha mẹ có thể mua sách về tấm gương vượt qua thất bại cho con mình đọc.
Bi quan
Sự bi quan của cha mẹ khiến con mệt mỏi và thất vọng về bản thân. Nhà tâm lý giáo dục và chuyên gia nuôi dạy con cái Michele Borba chia sẻ với trang CNBC rằng: "Những đứa trẻ lạc quan coi những trở ngại chỉ là tạm thời". Khi sống cùng cha mẹ bi quan trẻ cũng hay sợ hãi lo lắng và co cụm lại trong cuộc đời, không dám tin vào khả năng của bản thân có thể bứt phá. Do đó cha mẹ tránh truyền sang con cái cảm xúc tiêu cực bi quan. Khi cha mẹ lạc quan sẽ dạy cho con sự lạc quan và từ đó chúng có cái nhìn tốt hơn về mọi vấn đề trong cuộc sống.Nếu con mình gặp chuyện gì đó đau buồn, bạn có thể nói: "Không sao đâu, có mẹ đây rồi" thay vì thở dài than vãn về sự thất bại của con.
Khó chịu khi con đặt nhiều câu hỏi
Mặc dù trẻ đôi khi hỏi nhiều câu khiến cha mẹ đau đầu nhưng nếu bạn kiên nhẫn trả lời, trẻ sẽ phát triển tốt, còn bạn khó chịu cấm trẻ hỏi thì trẻ sẽ sợ hãi. Cách mà cha mẹ sợ hãi không khuyến khích sẽ khiến trẻ ngừng lại tư duy. Nghiên cứu cho thấy trẻ em học được nhiều hơn và ghi nhớ những gì chúng học được khi chúng tích cực tò mò.
Những bậc cha mẹ tốt luôn ưu tiên cho việc con học hỏi điều mới mẻ, họ hiểu được tầm quan trọng khơi dậy trí tò mò, và trả lời thắc mắc.
Phản ứng thái quá về chuyện của con
Những chuyện không suôn sẻ của con sẽ khiến cha mẹ buồn nhưng nếu bạn phản ứng thái quá với những điều đó thì không giải quyết gì tốt hơn mà còn khiến trẻ mệt mỏi. Việc cha mẹ lo lắng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ, có khả năng dẫn đến các tình trạng như trầm cảm, làm mất đi động lực cố gắng và nhiều vấn đề khác. Hơn nữa khi con cái thấy cha mẹ quá lo lắng liên quan tới chúng thì chúng cảm thấy tội lỗi mặc cảm và sẽ thu mình lại.
Tóm lai, quá trình dạy dỗ con cái đòi hỏi cha mẹ phải bỏ nhiều công sức, nếu có thể tránh mắc phải một số sai lầm khi dạy con, quá trình này sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.