6 loại nước uống sau khi thức dậy khiến thận suy kiệt, nhiều người lại tưởng tốt

07:00, Thứ bảy 16/10/2021

( PHUNUTODAY ) - Nước là thành phần cực kỳ quan trọng với sự sống và cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng tốt và thời điểm uống cũng rất quan trọng.

Để thận hoạt động tốt và luôn khỏe mạnh, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày. Tuy nhiên, có một số loại nước nếu uống vào buổi sáng khi vừa thức dậy lại gây hại cho thận, bạn nên tránh xa.

Nước ngọt

Nếu muốn bảo vệ sức khỏe của thận thì chúng ta sẽ cần phải cắt giảm những loại nước ngọt ra khỏi thực đơn ngay bây giờ. Một nghiên cứu năm 2016 ở Mỹ cho thấy trong 2.382 người tình nguyện tham gia vào Nghiên cứu về Lipid và Glucose của Tehran, người uống hơn 4 chai nước ngọt mỗi tuần có nguy cơ phát triển các bệnh về thận cao gấp đôi so với những người chỉ uống nửa chai nước ngọt hoặc ít hơn thế mỗi tuần.

Điều này rõ rệt hơn khi uống nước ngọt có ga nha mọi người. Vậy nên buổi sáng tuyệt đối không nên uống ngọt đâu nhé.

Nước trái cây

Với hàm lượng đường cao, calo dồi dào, nước trái cây không thể là "bạn thân" của vòng eo nhỏ nhắn hay thận được. Trong những tình nguyện viên tham gia vào Nghiên cứu về Lipid và Glucose của Tehran, người uống các đồ uống nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao hơn so với người hiếm khi dùng nó.

Chuyên gia dinh dưỡng Sarah Rueven (Mỹ), người sáng lập Rooted Wellness cho biết nước trái cây không hề có chất xơ do quá trình ép đã loại bỏ toàn bộ nó. Trong khi đó, lượng calo mà nó cung cấp lại vô cùng lớn. Chuyên gia dinh dưỡng Amy Shapiro chia sẻ, mỗi hớp (ngụm) nước trái cây (khoảng 230ml) có thể cung cấp 150 calo, có vẻ khá ít, đúng không?

Tuy nhiên, mỗi hớp nước trái cây này tương đương với việc bạn đã ăn 3 - 5 miếng trái cây nhưng điều khác biệt là uống nó rất lâu no. Điều này khiến bạn có thể uống quá nhiều, từ đó hấp thụ không kiểm soát calo và đường vào cơ thể. Và đó là lý do tại sao nước trái cây không thân thiện với thận của chúng ta.

8

Đồ uống có cồn

Nếu bạn là người thường xuyên dùng đồ uống có cồn, không chỉ gan của bạn phải "chịu đòn", mà thận cũng chung số phận.

Một nghiên cứu so sánh đăng trên Tạp chí Nephrology Dialysis Transplantation (Mỹ) cho thấy trong 6.259 người trưởng thành, những người uống nhiều đồ có cồn có nguy cơ cao bị albumin niệu vi thể (microalbuminuria) xuất hiện khi thận rò rỉ một lượng nhỏ albumin vào trong nước tiểu, hay nói cách khác là khi có một độ thấm cao bất thường đối với albumin của cầu thận. Đây chính là một dấu hiệu của bệnh thận.

Uống trà đặc trong thời gian dài

Đặc biệt là uống nhiều vào buổi sáng nữa. Trong trà đặc chứa nhiều florua, thường xuyên uống trà đặc sẽ gây hại cho thận. Bởi vì thận là cơ quan chính để bài tiết chính florua, khi cơ thể hấp thụ nhiều florua vượt quá khả năng bài tiết của thận, nó sẽ khiến florua tích lũy trong cơ thể, và florua trong thận sẽ tăng lên đáng kể, gây ảnh hưởng đến thận.

Nước muối loãng

Nhiều người cho rằng nước muối loãng giúp diệt vi khuẩn phòng ngừa bệnh tật, đó là suy nghĩ sai lầm nha mọi người. Chúng ta chỉ nên súc họngbằng nước muống loãng, còn tuyệt đối không nên uống nước muối.

Lý do là vì nước muối chứa nhiều natri, sau khi uống xong thường sẽ có cảm giác khát thêm. Đặc biệt, nếu không nắm rõ được tỷ lệ nước và muối phù hợp, đảm bảo chúng ta càng uống càng khát. Điều này sẽ lấy đi nước của cơ thể, gây khô miệng, mất nước.

Việc uống nước muối loãng vào buổi sáng hoặc khi bụng đói không tốt bằng nước ấm, thậm chí nó còn gây hại cho cơ thể nữa. Vì sau một đêm thức dậy, máu thường ở trạng thái đặc, dễ tăng huyết áp. Nếu bạn bổ sung ion natri trong muối vào lúc này, sẽ khiến huyết áp tăng nhanh, đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, mạch máu não nha mọi người.

9

Nước đá lạnh

Rất nhiều người có thói quen mở tủ lạnh lấy nước uống vào buổi sáng cho tỉnh táo, tuy nhiên đây lại là loại nước tối kỵ không nên uống vào buổi sáng.

Lý do vì khi mới ngủ dậy, cơ thể vẫn chưa hoạt động bình thường, nước lạnh hay nước đá sẽ gây co mạch máu của niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng và kích thích tiêu hóa, tăng tốc nhu động đường ruột, thậm chí gây đau bụng nhẹ, hoặc đau dạ dày hay tiêu chảy.

Đặc biệt nếu chúng ta còn uống nước đá kèm đồ ngọt, khi đói bụng dễ dẫn đến đau dạ dày. Và khi nước đá đi vào họng sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, co thắt đột ngột, giảm huyết dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh, dẫn đến đau họng, giọng nói khàn, dễ sinh ra cảm lạnh và ho, thậm chí viêm thanh quản và viêm phế quản.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo