6 món ăn quen thuộc nhưng lại kiêng kị với phụ nữ mang thai
Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Cá là món ăn tốt cho sức khỏe nhưng các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá nục, cá kiếm…thì mẹ bầu không nên ăn nhiều vì sẽ làm chậm sự phát triển toàn diện của thai nhi, gây ra các khuyết tật về thần kinh.
Mẹ bầu chỉ nên ăn từ 200 – 300 gram cá/tuần và chọn những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá ngừ, cá chép, cá rô phi… Nên nhớ chỉ ăn cá đã nấu chín.
Đồ ăn tái
Danh sách thực phẩm “cấm ăn” của mẹ bầu không thể nào thiếu được món thịt cá tái sống. Có thể đây là món ăn yêu thích của mẹ trước khi mang bầu, nhưng khi có em bé, mẹ cần tránh xa ngay lập tức. Bởi trong sushi, bít tết sống, thịt bò tái… đều có chứa vi khuẩn Listeria. Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khi chắc chắn món cá thịt đó đã hoàn toàn được nấu chín.
Gan động vật
Gan động vật là thực phẩm rất giàu sắt và vitamin A. Trong quá trình mang thai, cơ thể đã hấp thụ vitamin A từ các viên thuốc bổ sung, trái cây, rau quả,... Cùng lúc đó, nếu bà bầu ăn quá nhiều gan động vật, lượng vitamin A đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai. Đồng thời, gan là nơi giải độc và là kho chứa chất độc trong cơ thể động vật. Vì vậy, các mẹ khi ăn phải các chất độc này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Nước ép bán lề đường
Mẹ bầu không nên uống các loại nước ép trái cây mua ở nơi không rõ nguồn gốc, bán lề đường… vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ còn tồn tại các loại vi khuẩn như E. coli, salmonella… gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Cách tốt nhất là mẹ bầu nên tự làm nước ép trái cây để uống nhằm đảm bảo vệ sinh.
Rau sống
Các loại rau sống như rau mầm, xà lách, giá đỗ… thường được sử dụng để làm salad, ăn kèm với các món ăn khác. Nhưng trong rau sống luôn chứa các vi khuẩn salmonella, listeria và e.coli – không tốt cho mẹ và thai nhi. Vậy nên phụ nữ mang thai cần hạn chế ăn rau sống, nếu ăn cần rửa sạch và ngâm nước muối loãng, để ráo nước.
Các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn tất cả những món ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp như thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp… vì trong những món ăn này chứa nhiều chất bảo quản và hàm lượng đường, natri cao làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, tiền sản giật.
Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý một số thực phẩm không nên ăn khi mang thai để phòng ngừa nguy cơ sảy thai:
Măng tươi
Măng chứa nhiều chất xơ có tác dụng trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng và làm giảm cholesterol trong máu. Tuy nhiên, trong măng tươi cũng chưa cyanide là một chất rất nguy hiểm đối với cơ thể. Nếu không loại bỏ chất độc này trước khi ăn, bà bầu có thể bị ngộ độc. Mẹ bầu có thể bị khó thở, nôn ói, đau đầu, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, các mẹ nên luộc kĩ măng tươi và rửa đi rửa lại thật nhiều lần với nước. Lưu ý: nên mở nắp nồi khi luộc để cho khí Xyanua bay hết.
Đu đủ xanh
Trong thành phần của đu đủ xanh có chứa chất kích thích cơ trơn tử cung hoạt động. Do đó, có thể gây sảy thai.
Dứa (thơm)
Là loại quả giải nhiệt chứa nhiều vitamin C. Tương tự như đu đủ, loại quả này cũng chứa chất làm tử cung co bóp gây nguy cơ sẩy thai ở mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn quả dứa (thơm).
Nhãn
Nhãn chứa nhiều glucose. Bà bầu ăn nhiều nhãn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, bị táo bón và nổi mụn. Cho nên, để tránh làm tăng lượng đường huyết tăng trong cơ thể, các mẹ không nên ăn quá nhiều loại trái cây này.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về vấn đề bà bầu không nên ăn gì. Để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé, trong thời gian này việc kiêng kỵ một số thực phẩm mà bài viết vừa chia sẻ là điều rất cần thiết. Đồng thời, mẹ bầu nên thiết lập cho mình một chế độ ăn hợp lý kết hợp với tập thể dục đều đặn để giúp thai nhi phát triển tốt.