1. Sợ hãi
Một trong những điểm xấu của nhiều người là quá quan tâm đến ánh mắt phán xét của người đời. Họ không dám thể hiện hết năng lực của bản thân, tránh "tỏa sáng" tại chỗ làm để bị soi xét, đánh giá. Có một kiểu tâm lý rất ngược đời như vậy. Một nửa trong họ mong mình có tài năng, đủ sức tỏa sáng nhưng một nửa lại không dám xông pha, bứt phá và vượt lên so với mọi người.
Nguyên nhân của thất bại đôi khi không nằm ở sai lầm mà chính là tâm lý sợ hãi không dám phạm sai lầm của chúng ta. Để tránh bị sếp phê bình, đồng nghiệp soi xét họ không làm nỗ lực hết mình với công việc, mọi thứ chỉ dừng lại ở chữ "đủ".
2. Luôn kiếm cớ
Luôn kiếm cớ sau mỗi thất bại, đổ lỗi cho người này, việc kia để thoái thác khỏi sai lầm của mình là phản ứng tiêu cực thấy ở rất nhiều người hiện nay. Họ đều có điểm chung như là: không có sự chuyên nghiệp, không có lòng kiên trì và không có niềm tin vững chắc vào công việc cũng như cuộc sống.
Do đó, ngay khi gặp khó khăn, chịu áp lực, họ luôn lựa chọn trốn tránh và từ bỏ, cũng như khi gặp rủi ro, chịu thử thách, họ sẽ do dự rút lui mà không dám đối mặt. Bằng cách không ngừng bào chữa, kiếm cớ cho sai lầm của bản thân, họ mong rằng có thể che giấu sự thiếu hiểu biết của mình, tự an ủi bản thân.
3. Lười biếng học hỏi
Nghèo đói không hại con người mà chính sự lười biếng mới là con dao kết liễu tất cả. Lười biếng vận động, lười biếng suy nghĩ, lười biếng học hỏi.
Thói xấu của đa số người hiện nay là sự giấu dốt, không chịu tìm tòi và học hỏi điểm mới. Họ luôn cho rằng kiến thức của mình hiện nay đã đủ và thỏa mãn với điều này. Thực tế, xã hội luôn phát triển, cùng với đó kiến thức xung quanh ta cũng theo đó đi lên. Nếu không chịu học hỏi, tìm tòi những tri thức mới thì bạn sẽ trở thành người "tối cổ", chậm tiến, mãi mãi chỉ "dậm chân tại chỗ" mà mãi không khá lên được.
4. Do dự
Hành động hấp tấp sẽ đem tới những nguy hiểm nhưng những nguy hiểm đó vẫn không đáng sợ bằng tâm lý do dự.
Do dự là một trạng thái tâm lí vô cùng đáng sợ, được coi như loại "bệnh truyền nhiễm", không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà còn liên quan tới quyết định của những người xung quanh dù ít dù nhiều, bất kể họ có tâm lý kiên định thế nào.
Do dự và băn khoăn quá nhiều, chúng ta sẽ đánh mất sự chủ động trong cách giải quyết vấn đề, để lỡ những cơ hội quý giá vào tay kẻ khác. Sống trên đời, dù có tài giỏi, lên kế hoạch chi tiết nhưng đến bước thực hiện lại do dự, thiếu quyết đoán thì dự định chỉ mãi dự định. Hành động động như vậy có khác nào đang tự hủy diệt sự tiến bộ của trí tuệ và văn minh.
Thành công hay thất bại không ai có thể đoán trước nhưng nếu mãi chỉ rụt rè, lo được lo mất thì liệu trên đời này có ai thành công?
5. Nhiệt tình nhất thời
Có rất nhiều khi lên ý tưởng hay bàn đến kế hoạch ban đầu rất hào hứng, ý chí "hừng hực" vậy nhưng đến lúc thực hiện lại mắc phải tâm lý bỏ dở giữa chừng. Sự nhiệt tình nhất thời khiến chúng ta dồn mọi công sức để theo đuổi một mục tiêu.
Vậy nhưng bắt tay vào thực hiện hoặc đi được 1/3 chặng đường, bạn chợt nhận ra mọi thứ thật chán nản, mọi nỗ lực đều "không cánh mà bay" rồi nhanh chóng quyết định "đứt gãy giữa đường" mà không tiếp tục phấn đấu.
Những người như vậy sẽ khó lòng được nếm trải cảm giác thỏa mãn và thành công khi sự kiên trì mình bỏ ra được đền đáp bằng thành quả xứng đáng.
6. Sợ bị từ chối
Lòng tự trọng của một người có thể rất nặng, nhưng cũng rất mong manh. Chúng ta luôn sợ bị từ chối, sợ bị bẽ mặt, sợ tổn thương tự tôn. Đây cũng là một biểu hiện của thói quen trốn tránh sự thật về năng lực và bản thân mình.
Chính thời điểm đó, chúng ta cũng đánh mất lòng dũng cảm không dám đối mặt với những điều mình muốn, không dám làm những điều mình mơ.
Chỉ có người dám đặt lòng tự trọng sang một bên, đương đầu với ánh mắt và phán xét của người khác, mới có cơ hội đạt được ước muốn trong tầm tay.