Dưới đây là 6 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách, ngoan ngoãn, tự lập ngay từ nhỏ
1. Cha mẹ là tấm gương tốt nhất cho con
Từ khi sinh ra, con cái đã gắn kết và gần gũi nhất với ba mẹ, nhờ có tình cảm và sự gắn bó mật thiết này mà việc con tiếp nhận kiến thức từ bố mẹ như một điều đương nhiên. Vì thế ba mẹ chính là tấm gương của các con và đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy một đứa trẻ ngoan và tự lập,
“Con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ”, khi nhìn vào hành động và tính cách của một đứa trẻ, bạn sẽ có thể thấy được phương pháp nuôi dạy của phụ huynh là đúng hay sai.
Đừng bắt ép trẻ với những thứ bạn muốn trẻ làm, mà hãy để trẻ tự bắt chước theo hành động của ba mẹ. Thay vì khuyên con đọc sách rất tốt cho trí não, bạn hãy đọc sách thường xuyên để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ.
Cách ứng xử và giao tiếp của bố mẹ với người xung quanh cũng sẽ được trẻ được quan sát và học theo.
Hãy để con hiểu được rằng, tôn trọng người khác cũng sẽ được người khác tôn trọng lại. Ba mẹ đừng bao giờ nói dối với trẻ và hãy dạy con tuyệt đối không được nói dối, Vì lời nói dối sẽ mang đến bao điều tai hại và khi nói dối quá nhiều sẽ trở thành thói quen xấu.
2. Cha mẹ thường xuyên trò chuyện và tương tác với trẻ
Việc ba mẹ thường xuyên chuyện trò với trẻ sẽ giúp củng cố khả năng giao tiếp và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
Con sẽ được tiếp thu và mở rộng thêm vốn từ, hoàn thiện và chỉnh chu hơn trong cách trình bày câu chuyện, ý kiến của mình. Ngoài ra, còn giúp hoạt động não bộ của trẻ trở nên linh hoạt và nhạy bén hơn.
Trò chuyện cũng chính là chìa khóa giúp gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con cái. Khi trẻ thường xuyên được ôm ấp, yêu thương và chơi đùa cùng ba mẹ sẽ giúp não bộ phát triển tốt hơn, trẻ ngoan ngoãn và lễ phép hơn. Điều này sẽ giúp cho trẻ cảm thấy mình được yêu thương, tôn trọng và trở nên tự tin hơn.
3. Cha mẹ nên tôn trọng ý kiến của con
Việc tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con cái không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất.
Việc bắt ép bé làm theo ý mình sẽ khiến bé không có sự sáng tạo, không tự vận động suy nghĩ, bé trở nên thụ động vì mọi việc chỉ làm theo sự sắp xếp của bố mẹ.
Nếu ý kiến đó là hợp lý và không ảnh hưởng xấu đến con, ba mẹ hãy chấp nhận và cho bé tự thử thách bản thân mình. Hãy là một người ba người mẹ tâm lý để con có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Chính vì vậy, mỗi bậc làm cha làm mẹ hãy cố gắng bình tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của mình khi nói chuyện với con để tránh những cuộc cãi vã không mong muốn.
4. Cha mẹ hãy tán dương tính tự giác của con
Tự giác là một trong những đức tính tốt, ngoài việc dạy con cách tự giác, ba mẹ hãy nuôi dạy con đúng cách bằng việc tán dương chúng khi chúng thực hiện điều này.
Ví dụ như việc bé tự giác soạn quần áo, sách vở, sắp xếp chăn gối khi thức dậy… Lời khen con cái mình là điều nên làm bởi một câu nói nhỏ cũng có thể đem lại giá trị trong hình thành sự tự tin cũng như khuyến khích bé tiếp tục duy trì thói quen tốt ấy.
5. Cha mẹ chấp nhận sự bừa bộn từ con
Từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng. Lúc này, tỷ lệ hoàn thiện não bộ của trẻ từ 80 – 90%, sự hoạt động cũng gấp đôi so với người lớn.
Trẻ con luôn năng động và luôn tò mò khám phá thế giới xung quanh. Nên ba mẹ hãy để cho bé được vui chơi một cách thoải mái trong tầm kiểm soát.
TNếu trẻ muốn vẽ, ba mẹ có thể lấy giấy dán lên tường và bảo bé chỉ được chơi trong một phạm vi nhất định.
Tuy nhiên, cách nuôi dạy con đúng cách là bố mẹ không nên quát mắng bé. Ba mẹ hãy làm gương và hướng dẫn trẻ thu dọn đồ, cất vào chỗ cũ. Điều này sẽ rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác và ý thức ngăn nắp.
6. Cha mẹ hãy cho trẻ đi nhiều nơi và quan sát nhiều hơn
Cách nuôi dạy con thông qua những chuyến đi rất là bổ ích cho sự phát triển tư duy và trí thông minh của trẻ.
Khi ba mẹ cho trẻ được đi nhiều nơi, trẻ sẽ có cơ hội được quan sát, khám phá và học hỏi nhiều điều mới. Ba mẹ hãy dành ra các ngày cuối tuần đưa trẻ đi những nơi như viện bảo tàng, sở thú và các địa điểm du lịch…
Sau mỗi chuyến đi, cha mẹ hỏi lại con đã học được những gì, lắng nghe, chia sẻ cùng con và dạy con thêm về những kiến thức mới. Qua đó, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, kỹ năng quan sát cho trẻ cũng như học thêm được nhiều điều mới về thế giới xung quanh.