Một hành động ở trẻ người lớn luôn ngăn cấm nhưng là dấu hiệu cho thấy trẻ cực thông minh

13:59, Thứ bảy 08/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Đôi khi những hành động "ngược đời" của trẻ lại chính là biểu hiện của trí thông minh tiềm ẩn.

Theo Tiến sĩ Kang Lee, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trẻ em tại Đại học Toronto, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình nói dối. Ông cho biết: "Hầu hết trẻ em đều có lúc nói dối. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã đạt được một cột mốc phát triển mới. Trẻ có khả năng nhận thức tốt hơn thường biết cách nói dối."

Các nhà tâm lý học tại Đại học Sheffield (Anh) đã tiến hành một thí nghiệm trên 135 trẻ em và rút ra kết luận rằng những trẻ nói dối thường thể hiện nhiều kỹ năng hơn so với những trẻ trung thực. Nguyên nhân là do việc nói dối yêu cầu trẻ phải suy nghĩ và nhớ lại, do đó, khi trẻ nói dối, chúng phải xử lý thông tin để câu chuyện trở nên mạch lạc và hợp lý.

Trong một thí nghiệm, các trẻ em từ 6 đến 7 tuổi được phép xem đáp án trong một trò chơi đố vui. Những em đã xem nhưng lại nói dối rằng chưa xem được chứng minh là có trí nhớ tốt hơn.

Các nhà tâm lý học tại Đại học Sheffield (Anh) đã tiến hành một thí nghiệm trên 135 trẻ em và rút ra kết luận rằng những trẻ nói dối thường thể hiện nhiều kỹ năng hơn so với những trẻ trung thực

Các nhà tâm lý học tại Đại học Sheffield (Anh) đã tiến hành một thí nghiệm trên 135 trẻ em và rút ra kết luận rằng những trẻ nói dối thường thể hiện nhiều kỹ năng hơn so với những trẻ trung thực

Trẻ em có xu hướng nói dối khi biết mình có thể bị trừng phạt. Tiến sĩ Elena Hoicka từ khoa Tâm lý học của Đại học Sheffield chia sẻ với tờ Telegraph: "Mặc dù các bậc cha mẹ thường không hãnh diện khi con mình nói dối, nhưng họ có thể cảm thấy hài lòng phần nào khi biết rằng khả năng nói dối cho thấy trẻ có tư duy tốt và trí nhớ sắc bén."

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên đề cập đến lợi ích của việc nói dối. Đầu năm ngoái, một nghiên cứu ở Canada đã chỉ ra rằng khả năng nói dối một cách thuyết phục là một kỹ năng cần thiết để trẻ hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của người khác.

Việc nói dối ở trẻ nhỏ không hẳn là điều xấu khi xét trên phương diện phát triển nhận thức. Tuy nhiên, nếu trẻ nói dối nhiều và cha mẹ không thể kiểm soát được, điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trẻ em vẫn đang trong quá trình học hỏi và chưa hiểu hết các khái niệm về an toàn, nguy hiểm, rủi ro hay nguy cơ bị xâm hại. Khi thói quen nói dối diễn ra quá thường xuyên và kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành nhận thức và hành vi đạo đức của trẻ khi trưởng thành.

Việc nói dối ở trẻ nhỏ không hẳn là điều xấu khi xét trên phương diện phát triển nhận thức

Việc nói dối ở trẻ nhỏ không hẳn là điều xấu khi xét trên phương diện phát triển nhận thức

Theo nhà tâm lý học Adler, mọi hành vi của con người đều có mục đích, và trẻ em nói dối cũng không ngoại lệ. Do đó, cha mẹ cần hiểu được mục đích và nhu cầu của trẻ, giúp trẻ đạt được điều đó một cách thực tế thay vì gán cho con cái nhãn hiệu nói dối.

Trẻ thường nói dối vì sợ phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Cha mẹ nên trấn an và tạo điều kiện cho trẻ giải quyết hậu quả của hành động một cách hòa bình, không quát mắng hay trừng phạt. Sự tinh tế của cha mẹ trong việc xử lý tình huống sẽ hiệu quả hơn so với những câu hỏi gặng hỏi đe nẹt. Trẻ cũng cần được phép mắc lỗi và học cách rút kinh nghiệm, cùng cha mẹ khắc phục sau khi mắc lỗi.

Hãy từ từ trò chuyện với trẻ, sử dụng những thông tin có được để tìm ra vấn đề mà trẻ đang gặp phải hoặc đang che giấu. Hãy nói với trẻ rằng cha mẹ luôn lắng nghe và sẽ tha thứ cho mọi lỗi lầm, nhưng đừng bao giờ nói dối. Chỉ khi trẻ cảm nhận được sự tin tưởng và cảm thông từ cha mẹ, trẻ mới có thể thành thật.

Chính cha mẹ và người lớn trong gia đình nên làm gương bằng cách luôn trung thực trước mặt con cái. Hãy chủ động thừa nhận khi mắc sai lầm (như làm đổ nước, làm vỡ ly chén...) để trẻ nhận thấy rằng ai cũng có thể mắc lỗi và cần biết cách rút kinh nghiệm từ những sai sót đó.

Với trẻ từ khoảng 4 tuổi trở lên, cha mẹ có thể yêu cầu con hứa sẽ luôn nói thật với mình. Đồng thời, cha mẹ có thể đọc cho con nghe những câu chuyện đề cao tính trung thực.

Việc nuôi dạy một đứa trẻ trung thực không phải là điều đơn giản, nhưng cũng không quá khó khăn. Chỉ cần cha mẹ sống trung thực, con cái sẽ hiểu được giá trị của sự trung thực và sẽ hành xử thành thật suốt đời.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy