Nhiều thiết bị điện tử và thiết bị gia dụng tiếp tục tiêu thụ năng lượng khi tắt hoặc ở chế độ chờ, khi ở chế độ ngủ và khi bật nhưng không sử dụng.
Có một số thiết bị sử dụng chế độ chờ thụ động tức vẫn cắm điện nhưng không tiêu thụ điện.
Tuy nhiên bên cạnh đó có những thiết bị sử dụng chế độ chờ chủ động, nghĩa là vẫn tiêu thụ điện khi không dùng.
Thống kê cho thấy, chế độ chờ chủ động có thể tốn điện gấp 5 đến 10 lần so với chế độ chờ thụ động.
Các thiết bị "ăn" nhiều điện nhất khi ở chế độ chờ:
Thiết bị có màn hình hiển thị giờ
Đứng đầu trong danh sách “ngốn” điện, chính là những thiết bị có màn hình hiển thị giờ vốn được tích hợp trong rất nhiều món đồ gia dụng thế hệ mới. Điển hình như: tủ lạnh, máy giặt, lò nướng, lò vi sóng, bếp từ, nồi cơm điện…
Những chiếc màn hình “nhỏ tí xíu” này lại sử dụng đến 108 W điện trong 24 tiếng, bởi ngoài chức năng hiển thị giờ, nó còn giữ một sự kết nối đến toàn bộ hệ thống của thiết bị.
Ti vi
Nhấn nút tắt nguồn tivi thực chất là chuyển đổi trạng thái sang chế độ chờ, không phải chấm dứt hoạt động. Mức tiêu thụ năng lượng của một chiếc tivi khi không hoạt động nhưng vẫn kết nối với nguồn điện.
Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy 98% hộ gia đình ở Anh thừa nhận luôn để TV ở chế độ chờ, mà không biết có thể tốn thêm không ít tiền vào hóa đơn điện.
Cách tốt nhất ngăn điều này là rút phích cắm. Việc này sẽ không làm hỏng TV, nhưng nhiều trường hợp bỏ lỡ cập nhật phần mềm, khiến TV hoạt động chậm hơn. Nếu bạn không muốn vậy thì hãy kích hoạt chế độ "tiết kiệm năng lượng" trên điều khiển.
Ấm đun nước
Mặc dù ấm đun nước không phải là thủ phạm tồi tệ nhất cho việc tiêu hao năng lượng, nó vẫn sẽ thêm một số tiền không cần thiết vào hóa đơn. Vì vậy tốt nhất nên rút khỏi nguồn điện khi đã đun xong.
"Để một ấm đun nước trung bình được cắm và bật khi không sử dụng sẽ tiêu tốn khoảng 30 bảng vào hóa đơn hàng năm của bạn", Natalia nói.
Bộ sạc
Dù không được cắm vào điện thoại nhưng khi bộ sạc kết nối với nguồn điện, nó vẫn sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng. Chỉ 1,2 W nhưng nếu cắm liên tục, thiết bị này cũng là thủ phạm làm tăng hóa đơn tiền điện hàng tháng.
Bộ phát sóng Wifi
Bộ phát sóng Wifi đang trở thành thiết bị không thể thiếu trong các gia đình và chúng thường được bật 24/24. Tuy nhiên, thiết bị này đang “ngốn” từ 2W-20W. Nếu bật cả ngày trong 1 năm, thiết bị này sẽ tiêu thụ khoảng 368 kWh. Tốt hơn hết, hãy ngắt nguồn vào ban đêm khi đi ngủ.
Máy tính để bàn và Laptop
Máy tính để bàn và Laptop sẽ vẫn hoạt động ngầm, ngay cả khi bạn tắt chúng bằng lệnh “Turn off”. Trung bình, các thiết bị này, sử dụng khoảng 96W mỗi ngày, tức là mỗi tháng, lượng điện tiêu thụ của cả gia đình sẽ bị đội lên khoảng 3 số điện “vô ích” cho mỗi chiếc máy tính trong nhà.
Ngoài ra, con số này sẽ còn cao gấp 1,5 lần nếu bạn có thói quen để máy ở chế độ chờ “Stand by”.
Bếp điện
Bếp điện có công suất trung bình khoảng 1500W. Nếu được sử dụng mỗi ngày 2 giờ, nó sẽ tiêu tốn 95 kWh mỗi tháng. Bạn có thể giảm số lượng điện tiêu thụ cho bếp điện bằng cách:
Sử dụng lò vi sóng thay thế nếu có thể.
Bếp điện không cần phải làm nóng trước.
Tắt bếp vài phút trước khi chín, phần nhiệt còn lại sẽ giúp làm chín thức ăn.