1. “Mẹ yêu con”
Tất cả chúng ta đều muốn nghe câu nói này. Thiếu nó, có thể làm giảm khả năng thể hiện tình yêu, cảm xúc của trẻ trong tương lai. “Những gì thế giới cần chính là tình yêu, tình yêu chân thành”. Mỗi chúng ta đều có thể mang lại tình yêu đó. Bạn có thể khởi đầu bằng cách nói với con của bạn rằng bạn yêu chúng mỗi ngày.
2. “Con có thể làm được”
Người mẹ nói với con mình “Con có thể làm được!” tức là đang dạy đứa trẻ can đảm và quyết tâm đối mặt với những trở ngại của cuộc sống. Khi trưởng thành, con bạn sẽ biết chấp nhận rủi ro, biết nhìn thẳng vào nỗi sợ hãi hiện lên trong mắt và nói “Hãy thực hiện nó”.
Bên cạnh đó, việc khuyến khích trẻ tự giác làm những việc đơn giản hàng ngày cũng rèn luyện cho trẻ tính tự lập.
3. "Mẹ yêu con nhưng không thích con cư xử như vậy."
Nếu ai đó có ý định đưa con vào khuôn phép mà không làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ thì rất nên áp dụng câu nói này. Bằng cách làm như vậy đứa trẻ sẽ hiểu được rằng khi nó cư xử không tốt không có nghĩa bản thân chúng là những đứa trẻ xấu, là những đứa con đáng bỏ đi. Mẹ chỉ không thích trẻ cư xử như vậy chứ vẫn hết lòng yêu thương nó và sẵn sàng hướng dẫn, chỉ bảo cho con để giúp trẻ sửa chữa, khắc phục những cái chưa tốt chứ không có nghĩa là trừng phạt và ghét bỏ nó. Kết quả: Trẻ sẽ im lặng, không cãi lại và sẽ chuyển hướng sang những việc làm tích cực hơn.
4. "Mẹ muốn con giúp mẹ giải quyết công việc này."
Trong trường hợp đứa trẻ bắt đầu giở trò phá quấy hoặc làm phiền bố mẹ, chúng ta có thể nói với con câu này, ví dụ nhờ trẻ tắt vô tuyến, bật quạt, xếp đồ vào tủ hoặc làm những việc khác. Như vậy trẻ có cảm giác được đón nhận, được tôn trọng chứ không phải bị mắng nhiếc và xua đuổi. Trẻ sẽ chuyên tâm vào công việc mới và dễ dàng quên ý định nhõng nhẽo lúc đầu. Nên động viên khen ngợi kịp thời trẻ để chúng làm tốt hơn, tuy nhiên mọi cái chỉ dừng ở mức vừa phải để trẻ khỏi mắc bệnh thành tích, thích được khen.
5. “Hãy tha thứ cho...”
Có những lúc con người có thể trở nên tiêu cực. Đôi khi chính anh chị em ruột là người làm tổn thương trẻ. Cách tốt nhất để “hạ gục” tính xấu của đối phương chính là lòng rộng lượng.
Khi con bạn gặp phải rắc rối với những đứa trẻ xấu tính, hãy giúp con hiểu: những phản ứng đáp trả tiêu cực sẽ chỉ dẫn đến thù địch và rắc rối hơn mà thôi. Quan trọng là con bạn phải tự lập trong tình huống bị đối xử tệ, dạy con giải quyết vấn đề một cách nhân văn và tự trọng.
Nếu trẻ gặp nguy hiểm khi giải quyết những rắc rối này (kể cả khi đã tỏ ra thiện chí), hãy cho phép trẻ làm những gì cần thiết để tránh khỏi những kẻ xấu tính (nên nhớ cha mẹ cần hỗ trợ trẻ trong tình huống này, để trẻ không làm gì quá khích).
6. “Con nên nói: Cảm ơn”
Dạy một đứa trẻ nói “Cảm ơn” tức là dạy trẻ cách cư xử đúng đắn. Quan trọng hơn đó là dạy con bạn cảm nhận lòng biết ơn chân thành mọi lúc mọi nơi.
Bất kể những bi kịch và nỗi đau có thể gặp trong cuộc sống, luôn tốn tại cơ hội tìm thấy những điều tốt đẹp hơn khi vượt qua những khó khăn. Dạy trẻ thể hiện lòng biết ơn trong bất kỳ tình cảnh hồn loạn nào, bạn sẽ nuôi dạy một con người kiên cường có sức mạnh tạo nên những điều bất ngờ trong mọi hoàn cảnh.
7. “Đừng bao giờ từ bỏ”
Kể cả đối với một đứa trẻ, cuộc sống đôi khi cũng rất khó khăn. Trẻ có thể gặp khó khăn khi ở trường, khó khăn trong các mối quan hệ. Khi trưởng thành, những cạnh tranh trong công việc, áp lực tiền bạc khiến tình trạng càng tệ hơn.
Khi con bạn muốn bắt đầu bất cứ việc gì, cần nhắc trẻ phải kiên trì với con đường đã chọn đó, bất kể thất bại một, hai hay hàng trăm lần. Con bạn nên hiểu rằng nếu vẫn chưa thành công, nên thử những cách làm mới. Nói với trẻ nếu có một giấc mơ đừng từ bỏ giấc mơ ấy, hãy bước từng bước nhỏ mỗi ngày cho đến khi có được giấc mơ trong tim mình.
8. “Hãy là chính con”
Đây có lẽ là câu thần chú của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên cha mẹ cũng gặp khó khăn khi thực sự cho con thể hiện mọi cá tính của bản thân.
Cha mẹ đôi khi cho rằng con trẻ cần làm hài lòng họ. Do đó khi con trẻ có những hành động họ không chấp nhận được cha mẹ có thể phạt trẻ mà quên mất trẻ chỉ đang thể hiện bản thân chúng.
Làm cha me, chúng ta cần hiểu quyết định của trẻ cần thiết cho sự phát triển tính cách của trẻ. Bài học các con thu được từ hành động thực tế sẽ có ý nghĩa mạng mẽ hơn so với những lời thuyết giảng từ cha mẹ dạy bọn trẻ “nên làm gì” hay “làm như thế nào”.
Bạn vẫn có thể dạy bảo, hướng dẫn hay nhắc nhở trẻ. Tuy nhiên cho con không gian tự do để phát triển tiếm năng của chúng tức là bạn mang lại cho mình sự thoải mái và cho con tự do thể hiện bản thân.