Đừng “coi thường” tiền lẻ
Chúng ta thường có xu hướng chỉ muốn cất giữ những đồng tiền có mệnh giá lớn mà không quan tâm đến những đồng tiền lẻ. Không những thế, những đồng tiền lẻ còn bị vứt lung tung hoặc "tiêu đại cho gọn". Tuy nhiên, việc chắt chiu, cất giữ từng đồng tiền lẻ cũng là cách để bạn tích cóp tài sản, trở nên giàu có trong tương lai. Bạn hãy giữ lại những đồng tiền lẻ này trong vòng một tháng để xem kết quả nhé.
Hạn chế thanh toán bằng thẻ tín dụng
Hãy cất thẻ tín dụng ở nhà và đừng để chúng trong ví của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế bị “cám dỗ” khi có nhiều món đồ hấp dẫn ngoài đường đang được giảm giá nhưng tiền mặt trong ví của bạn không đủ để mua ngay lúc ấy.
Không tiêu tiền để giảm stress
Chúng ta thường hay biện minh cho việc chi tiêu của mình rằng để giải tỏa áp lực công việc căng thẳng hằng ngày bằng cách đi shopping, lê la hàng quán với bạn bè. Tuy nhiên đây chính là một thói quen xấu gây ảnh hưởng nhiều đến việc chi tiêu hàng tháng. Thay vì vậy, hãy chọn những giải pháp vừa không tốn kém những đem lại hiệu quả tuyệt vời như ập thể dục, một bài thiền hay yoga, đọc sách, xem phim, trồng cây, … sẽ giúp đầu óc bạn trở nên nhẹ nhàng hơn.
Lập kế hoạch để trả nợ
Hãy đặt ra mục tiêu hàng tháng rằng bạn sẽ trả bao nhiêu tiền trong tổng số khoản nợ của mình hiệ có. Hãy có một kế hoạch thật cụ thể và rõ ràng để có mục tiêu, động lực thúc đẩy bản thân tiết kiệm để trả các khoản nợ đó. Mỗi tháng sẽ phải trả bao nhiêu tiền, mỗi tháng phải tiết kiệm bao nhiêu để trả nợ. Điều này sẽ giúp bạn có cách tiết kiệm tiền tối đa.
Tự nấu ăn ở nhà
Mỗi bữa cơm ở nhà do tự tay bạn nấu chỉ có giá khoảng vài chục nghìn nhưng nếu ăn ở nhà hàng thì con số ấy sẽ tăng lên gấp vài lần. Giảm bớt các bữa ăn sáng và ăn tối tại các quán ăn, nhà hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền đấy. Bạn cố gắng dậy sớm 30 phút vào buổi sáng và chuẩn bị một bữa ăn sáng tại nhà cùng gia đình.
Liệt kê những món đồ cần mua, tránh mua sắm quá đà
Một trong những cách dễ nhất để bạn có thể tiết kiệm tiền là chỉ đi mua sắm khi bạn đã có một danh sách các thứ cần mua. Vì khi không liệt kê thành danh sách, bạn thường sẽ mua sắm không theo kế hoạch và sẽ dễ rơi vào tình trạng “vung tay quá trán”. Việc mua hàng theo danh sách giúp bạn đảm bảo về chi tiêu và sẽ không mất tiền cho những thứ không cần thiết. Mua sắm rất dễ bị nghiện, bạn nên có một danh sách những thứ cần mua để tránh mua sắm quá đà.
Ghi lại thu nhập và chi tiêu một cách chi tiết
Nhiều người khi rơi vào tình trạng lỡ “vung tay quá trán” lại tự hỏi “Làm sao để tiết kiệm tiền?” Trước khi đi ngủ vào buổi tối, hãy liệt kê lại những khỏan chi tiêu bạn đã tiêu trong ngày, việc này sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được việc chi tiền mỗi và sẽ dễ dàng nắm bắt được tình hình tài chính và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm của bạn như thế nào, từ đó có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn và điều tiết lại chi tiêu một cách hợp lí hơn.
Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Hãy đặt mục tiêu một cách rõ ràng và chi tiết, tránh tình trạng chung chung, sẽ rất dễ gây nản lòng để tiết kiệm. Chẳng hạn, đặt mục tiêu tháng này phải tiết kiệm được hai triệu đồng để mua quà tết cho mẹ, vậy mỗi tuần phải tiết kiệm được 500 ngàn đồng. Đặt mục tiêu cụ thể, sau đó chia nhỏ ra để cố định và thực hiện, điều này sẽ giúp bạn có động lực hơn để có cách tiết kiệm tiền hiệu quả đấy.
Bỏ heo kiểu mới
Hãy thử lại bài học tiết kiệm của tuổi thơ chúng ta theo một kiểu khác. Bạn có thể mua một con heo đất hay hộp đựng tiềm hoặc đơn giản là chỉ cần chiếc ví. Hãy tập cho mình một thói quen, đó là mỗi lần chi tiền để làm bất cứ việc gì thì đều bỏ vào con heo này một số tiền nhỏ cố định, chỉ cần khoảng 10 000 đến 20 000 đồng mà thôi. Đó là số tiền rất nhỏ và hầu như không gây ảnh hưởng đáng kể, nhưng sau một thời gian dài, chắc chắn đó sẽ là một số tiền đáng kể giúp bạn có thể làm được những điều có ích.