Ai cũng dùng rượu gừng để lau dọn bàn thờ nhưng cần lưu ý điều này, rất quan trọng

( PHUNUTODAY ) - Theo quan niệm dân gian, gừng và rượu có công dụng xua đuổi những điều xui xẻ, giúp loại bỏ vết bẩn.

Sử dụng rượu gừng thế nào cho đúng?

Bao sái, dọn dẹp ban thờ có mục đích nhằm loại bỏ những vận khí xấu của năm cũ và những uế khí tích tụ trên ban thờ trong một thời gian dài, đồng thời chiêu đón cát lành cho gia đình trong năm mới. Bởi vậy, việc chuẩn bị nước dùng để lau ban thờ cũng là một yếu tố mà gia chủ cần hết sức lưu ý. 

Theo quan niệm dân gian, gừng và rượu có công dụng xua đuổi những điều xui xẻ, giúp loại bỏ vết bẩn. Dùng rượu gừng sẽ giúp bàn thờ sạch sẽ, thu hút tài lộc cho gia chủ.

Tuy nhiên về mặt khoa học, rượu gừng có tính nóng rất mạnh trong khi hầu hết bàn thờ đều được làm bằng gỗ. Việc dùng rượu gừng để bao sái ban thờ về lâu dài sẽ khiến cho ban thờ bị hư hỏng, bong tróc, thậm chí là cháy gỗ.

Để ngăn ngừa vấn đề này, gia chủ chỉ cần thêm một bước nhỏ đó là pha chế thêm. Lưu ý, bạn nên để rượu gừng qua 7 ngày với gia chủ là nam và 9 ngày với gia chủ là nữ sau đó hòa với nước ngũ vị hương rồi mới có thể tiến hành lau dọn bàn thờ. Việc này nhằm làm giảm độ nóng của rượu gừng, đồng thời góp phần làm sạch hiệu quả.

ruou-gung

Ngoài ra, đồ dâng cúng như: Hoa quả, bánh trái, trầu cau… trên ban thờ ngoài ý nghĩa bày tỏ lòng thành, sự hiếu kính của con cháu, tín chủ dâng cho gia tiên, tiền chủ, thần linh, hộ pháp còn tượng trưng cho quy luật Nhân – Duyên – Quả trong vũ trụ. Vì thế, các gia đình nên chọn đồ thật để thờ cúng, không nên bày các đồ tanh hôi, sát sinh, hoa quả giả đã thối giữa. Chỉ nên cúng tịnh tài (tiền thật) tịnh vật (đồ cúng phải la đồ thật, còn mới), không nên cúng đồ cũ , đồ mã, tiền giả…

Điều quan trọng khi làm lễ không phải là mâm cao cỗ đây, khoe trương tốn kém mà chính là tấm lòng thành tâm, hiếu kính. Gia chủ khi khấn lễ, thì tâm phải thanh tịnh (thường người ta phải sám hối cho tâm thanh tịnh sau đó mới dâng lời cáo bạch), đồng thời xin phát nguyện làm những điều tốt lành để hồi hướng công đức cho tổ tiên, cha mẹ và người thân.

Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ

Khi lau dọn ban thờ, chú ý lau dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Khi lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh tượng bị xước hoặc bay màu sơn, có thể dùng loại máy thổi hơi để thổi sạch các hạt bụi trong ngóc ngách.

Tuy nhiên, cần tránh việc xê dịch các bức tượng, bát hương. Trong trường hợp có sự cố bất khả kháng buộc phải xê dịch thì sau đó phải di chuyển về đúng như vị trí ban đầu.

Khi tỉa bớt chân hương, gia chủ sẽ rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương (thường là 3, 5, 7, 9). Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc nơi ô uế.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên lưu ý lựa chọn các vật dụng để bao sái. Theo đó quy trình bao sái ban thờ có phần khắt khe - suy cho cùng là giúp gia chủ thể hiện sự trang trọng, kính cẩn nhất.

Tất cả các vật dụng để bao sái ban thờ (chổi quét, khăn lau, khăn khô…) cần là đồ sạch, mua về để dùng riêng cho nghi thức này là tốt nhất. Không nên dùng chổi, khăn lau dọn chung.

*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link