Bụi bẩn khiến đồ đạc trong nhà nhanh bám bẩn, khiến không khí ngột ngạt, ảnh hưởng tới sức khỏe. Những hạt bụi li ti đôi khi không thấy bằng mắt thường nhưng khi chúng tích tụ lại sẽ thành mảng bám trên mặt bàn, tủ, kệ...
Nhiều người nói rằng vẫn thường xuyên dọn dẹp mà nhà vẫn bị bụi. Đó là vì bụi tới từ nhiều nơi như lông chó mèo, tóc rụng, sợi lông vải, thảm chân, đồ đạc trong nhà, côn trùng, bụi bay từ ngoài cửa vào nhà.... Bởi vì bụi tới từ nhiều nơi thế nên việc bạn lau thường xuyên vẫn bụi là bình thường, bởi nguồn sinh ra bụi chưa được hạn chế.
Bụi trong nhà chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm hô hấp tăng cao nhất là khi thời tiết hanh khô, bụi càng dễ xâm nhập vào đường thở, vào phổi.
Những cách hay giảm nguồn bụi trong nhà
Trồng cây lọc không khí
Một số loại cây xanh giúp bạn lọc không khí và hút bụi rất tốt. Đó chính là trợ thủ cho ngôi nhà của bạn. Vì thế hãy treo và đặt thêm vài chậu cây có công dụng lọc không khí hút bụi như thường xuân, trầu bà, cỏ lan chi, cau cảnh... Những loại cây này giúp hút bụi mịn và làm không khí trong lành hơn lại giúp không gian trở nên xinh đẹp hơn. Nên chú ý đặt chậu cây ở cửa sổ nơi lưu thông đón bụi vào nhà.
Đóng cửa sổ khi không cần thiết
Đóng cửa sổ là một cách chặn lại nguồn bụi từ ngoài vào nhà. Do đó bạn nên mở cửa sổ vào buổi sáng để hứng nắng sáng cho nhà thông thoáng nhưng khi bạn ra ngoài hoặc khi đi ngủ nên đóng cửa sổ lại để ngăn chặn bụi từ ngoài xâm nhập qua cửa sổ vào nhà. Đặc biệt khi có gió mạnh bụi càng vào nhiều. Nếu nhà bạn ở gần đường đi lại thì càng cần đóng cửa sổ khi đi ra ngoài, khi không cần thiết để đảm bảo giảm bụi.
Tối giản đồ dùng
Tất cả các đồ dùng trong nhà đều có nguy cơ sinh ra bụi, kế cả đồ nhựa. Do đó tốt nhất nên tối giản đồ dùng trong nhà để giảm thải bụi. Hơn nữa nhiều đồ đạc trong nhà sẽ tạo điều kiện cho bụi trú ấn và khó dọn dẹp nên bụi càng đọng lại trong không khí. Tối giản đồ đạc vừa đủ dùng vừa gọn nhà lại giảm bụi, lại dễ dọn dẹp.
Chú ý đô nội thất
Những đồ nội thất như đệm, thảm… làm tăng vẻ đẹp và sự sang trọng cho không gian nhà bạn nhưng lại là "thỏi nam châm" hút bụi rất mạnh. Do đó bạn nên dùng khi cần còn không hãy gấp chúng gọn lại. Thảm, đệm cần được làm sạch thường xuyên nếu không bụi sẽ luẩn quẩn trong không gian nhà, nên sẽ ảnh hưởng chất lượng không khí.
Giữ độ ẩm trong nhà
Khi ngôi nhà quá hanh khô thì bụi càng tăng mạnh. Do đó bạn nên tính đến việc giữ độ ẩm cho ngôi nhà của mình. Độ ẩm hợp lý trong phòng nên là 45% đến 50%. Độ ẩm thấp khiến bụi bám nhiều và lâu hơn trên bề mặt nên càng nhanh bẩn.
Giặt ga trải giường và cất quần áo vào kho kín
Chăn ga và quần áo cũng là nguồn sản sinh ra bụi. Do đó bạn cần giặt rũ chăn ga gối đệm cùng quần áo. Tốt nhất, bạn nên thay và giặt ga trải giường mỗi tuần và cất quần áo trong tủ kín để ngăn sợi quần áo phát tán trong phòng.
Chú ý những khu vực thường xuyên bám bụi
Trong nhà có nhiều vị trí ít được vệ sinh như bị điện tử (gồm quạt trần, quạt cây, đèn chiếu sáng và điều hòa), các bề mặt phẳng trên cao (như mặt trên của kệ), các ngóc ngách ẩn và các kẽ hở (như sau rèm, dưới đồ nội thất, giữa các ghế sofa, nội thất cửa sổ). Những nơi này chứa bụi và chúng không được lau thường xuyên nên sẽ lại phát tán bụi ra nhà. Bởi thế khi lau dọn cần chú ý những khu vực khó dọn dẹp này.
Dùng máy hút bụi
Máu hút bụi sẽ hỗ trợ bạn được nhiều hơn trong mỗi lần dọn dẹp. Máy hút bụi không dây cầm tay có tính linh hoạt cao hơn vì bạn có thể hút sạch các ngọc ngách; còn máy hút tự động (robot hút bụi) mang lại sự thuận tiện.
Sử dụng máy lọc không khí
Máy lọc không khí cũng giú giữ cho ngôi nhà của bạn ít bụi hơn. Tuy nhiên bạn nên chọn máy lọc không khí có dung tích tương đương với dung tích trong phòng.
Làm sạch từ trên xuống dưới, nên dùng khăn ẩm lau bụi
Các thiết bị khô khi lau bụi sẽ lại làm bụi phát tán xung quanh, bạn hãy dùng khăn ẩm để chúng hút bụi vào khăn. Và hãy nhớ phương pháp lau dọn là từ trên xuống để bụi không phát tán ngược lại.