Ăn bát canh cua được 30 phút, người phụ nữ nhập viện cấp cứu: Đã bảo quản tủ lạnh cẩn thận từ hôm trước

( PHUNUTODAY ) - Do tiếc của, người phụ nữ ăn bát canh cua còn thừa từ hôm trước nên bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu.

Đó là trường hợp của bà N.T.L (Hưng Yên). Theo đó, mới đây bà L đã bị ngộ độc thực phẩm do ăn bát canh cua để lại từ bữa trước. Bà L kể lại, bà có mua cua về nấu canh.

Tối hôm đó vì ăn không hết nên bà đã cất canh cua còn thừa vào tủ lạnh để hôm sau ăn tiếp. Sáng hôm sau, bà lấy bát canh cua ra ăn thì thấy canh vẫn sánh màu vàng nên để vậy ăn luôn chứ không đun lại.

30 phút sau, bà L đột nhiên thấy đau bụng, tay chân bủn rủn, người lạnh toát. Dù đã uống thuốc nhưng bà vẫn không đỡ, ngược lại còn thấy đau hơn, đi ngoài liên tục tới mức lả người. Người nhà nhanh chóng đưa bà đi cấp cứu, rất may là bà không gặp nguy hiểm gì tới tính mạng. Bác sĩ nói bà bị ngộ độc thức ăn.

canhcua

Bà L cho biết rằng bản thân bà vẫn hay có thói quen để lại thịt, cá, tôm… còn thừa để bữa sau ăn tiếp. ‘Bình thường tôi hay đun lại nhưng hôm đó bỏ canh cua ra, trời đang nóng nên tôi không đun, nghĩ ăn thế cho mát. Ai ngờ lại bị đau bụng, đi ngoài cuối cùng phải nhập viện’, bà L tâm sự.

Sau khi được các bác sĩ cho uống thuốc và nôn hết thức ăn thì bà L đã hết đau bụng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì về nguyên tắc thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn có thể bảo quản để bữa sau dùng lại. Tuy nhiên, cần phải bảo quản đúng cách để tránh vi khuẩn có hại và nấm mốc tấn công thức ăn gây mất an toàn khi tái sử dụng, có thể gây ngộ độc.

Cụ thể với thức ăn chín chỉ bảo quản 1-2 ngày. Tuyệt đối không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản các bà nội trợ phải bọc thực phẩm lại bằng nilông kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy để tránh lây nhiễm lẫn nhau.

Đối với thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà. Khi ăn, thì nên lưu ý, ăn đến đâu lấy ra đến đó, không lấy quá nhiều để đụng đũa vào rồi mới cất đi.

Chuyên gia cũng nhắc nhở rằng, với những thức ăn dở, muốn để lại cần phải đun sôi trở lại, để nguội rồi mới cho vào hộp kín cất tủ lạnh. Khi dùng lại các loại thực phẩm này nên nấu sôi lại lần nữa, không nên dùng lo vi sóng hâm lại. Cũng không nên vì tiếc mà sau hai bữa không ăn hết lại tiếp tục cất vào tủ, chỉ nên dùng thức ăn thừa một lần sau đó.

Bảng nhiệt độ và thời hạn cần thiết để bảo quản một số loại thực phẩm:

- Cá (nhiệt độ bảo quản từ 0-3 độ C) thời gian lưu trữ sau mua 3 ngày;

- Cua, tôm, sò nhiệt độ bảo quản (0-3 độ C) thời gian lưu trữ 2 ngày;

- Thịt các loại, thịt xay, thịt đã được chế biến hay gia cầm được bảo quản ở nhiệt độ như nhau từ 0-3 độ C nhưng có thời gian lưu trữ lần lượt là 3 -5 ngày, 2-3 ngày, 2-3 tuần và 3 ngày;

- Nước trái cây nên bảo quản ở nhiệt độ 0-7 độ C với thời gian lưu trữ 1-2 tuần;

- Sữa tươi bảo quản nhiệt độ 1-7 độ C với thời gian lưu trữ 5-7 ngày.

Việc sơ chế các các thực phẩm cũng cần được lưu ý trong quá trình chế biến thực phẩm. Bởi việc sơ chế không đúng cách, không phù hợp với đặc điểm thực phẩm cũng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và thay đổi đặc tính thực phẩm.

Cụ thể, đối với nhóm rau nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước, như vậy sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan vào trong nước.

Đối với nhóm quả, sau khi rửa bằng nước sạch không nên gọt quá sâu phần vỏ, vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ở ngay lớp vỏ.

Riêng với thịt cá tươi cần rửa sạch dưới vòi nước, không ngâm lâu tránh thực phẩm bị trương, rữa. Nếu cần phải rã đông thực phẩm đông lạnh nên để rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng để đảm bảo giữ lại chất dinh dưỡng.

Tất cả các nhóm thực phẩm tươi sống cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế. Sơ chế xong, để thời gian quá lâu cũng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng như rau quả thái nhỏ để lâu sẽ làm mất vitamin C, beta-caroten…

Theo:  khoevadep.com.vn copy link