Vào ngày tết Đoan Ngọ, theo truyền thống lâu đời, người dân có tục lệ ăn một chút cơm rượu nếp vào buổi sáng, vậy việc ăn cơm rượu có dính nồng độ cồn hay không?
Trên báo Tuổi Trẻ, vấn đề này được chia sẻ như sau:
Cơm rượu (rượu cái) được lên men từ cơm nếp. Món ăn này được chế biến rất đơn giản, bằng cách nấu gạo nếp cho chín, để nguội đỡ và ủ với men rượu trong 3 - 4 ngày cho lên men. Thành phẩm thu được chính là cơm rượu có vị cay nồng, ngọt, có mùi thơm đặc trưng của rượu.
Có rất nhiều người dân băn khoăn liệu sau khi ăn cơm rượu có thổi lên nồng độ cồn khi tham gia giao thông hay không.
Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - trưởng khoa khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia – cho biết, nếu người dân ăn cơm rượu với lượng quá nhiều hoặc ăn vào lúc bụng đói có thể bị say như uống rượu.
"Thực tế, cơm rượu được lên men, vì vậy sẽ chứa nồng độ cồn nhất định. Khi ăn nhiều rượu nếp cũng có thể dẫn tới vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Trong khi đó, theo quy định hiện nay, nồng độ cồn trên 0 độ đã là vi phạm giao thông. Vì vậy, người dân cần cẩn trọng khi có ý định lái xe sau khi ăn loại thực phẩm này.
Nếu ăn khoảng 1/3 bát cơm rượu thì khoảng một vài tiếng sau mới nên tham gia giao thông để đảm bảo an toàn", bác sĩ Hưng cho hay.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai - cũng cho biết, khi ăn các thực phẩm chứa cồn, người dân nên chú ý.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, cơm rượu chứa ethanol do quá trình lên men tự nhiên. Vì vậy, sau khi ăn cơm rượu nếp, tốt nhất người dân nên nghỉ ngơi ít nhất nửa tiếng, để tránh trường hợp thổi nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Bác sĩ Nguyên nêu rõ tốc độ đào thải cồn khỏi cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại bia rượu, nồng độ cồn trong rượu, thực phẩm, người dân uống lúc no hay đói, độ tuổi, giới tính, cân nặng của người uống…
"Khi người dân đã biết mình sử dụng các sản phẩm, thực phẩm có chứa ethanol thì không nên điều khiển phương tiện giao thông ngay, mà nên nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian đào thải.
Trong trường hợp chỉ ăn với lượng rất nhỏ, nồng độ cồn ở mức độ rất thấp, có thể trao đổi với lực lượng chức năng để được ngồi chờ kiểm tra lại", bác sĩ Nguyên cho hay.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông hiện nay
Theo đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định cụ thể các mức phạt đối với các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông như sau: