Ăn mì tôm làm thêm 1 bước: 'Tống khứ' chất béo, độc hại, không lo nóng trong, nổi mụn

( PHUNUTODAY ) - Khi ăn mì tôm hãy làm đúng những bước theo hướng dẫn để không gây hại nha.

Mì tôm là thực phẩm tiện lợi, được nhiều người yêu thích. Gia đình nào cũng tích trữ vài gói mì trong nhà để có thể sử dụng bất cứ lúc nào.

Nhiều người cho rằng nấu mì đơn giản, chỉ cần cho vắt mì vào tô, thêm gia vị và bỏ nước sôi vào úp trong 3 phút là được. Tuy nhiên, quy trình nấu có thể ảnh hưởng đến hương vị của mì.

Nếu cho gói gia vị vào trước, nước đang sôi sẽ bị hạ nhiệt độ nhanh. Nếu cho mì vào lúc này, mì sẽ mất nhiều thời gian chín hơn nên dễ bị bở.

images (9)

Theo các chuyên gia, bạn không nên làm vậy.

Để có bát mì ngon, hãy làm theo cách dưới đây:

Đầu tiên, hãy đun sôi một nồi nước. Thả mì vào chần. Việc chần qua sẽ giúp loại bỏ chất béo dư thừa cũng như các chất phụ gia trong mì. Bước này không chỉ giúp mì không bị ngán mà còn tốt cho sức khỏe.

images (8)

Đặt một nồi nước khác lên bếp, cho gói rau thơm và gia vị vào nồi. Lượng gia vị tùy sở thích, tuy nhiên bạn không cần phải sử dụng hết gói gia vị vì như vậy có thể quá nhiều muối so với nhu cầu của cơ thể. Việc nấu gia vị riêng như vậy sẽ giúp dầu trong mì và tinh bột của mì không bị kết tủa, giúp nước mì trong, thanh và không bị đặc.

Khi ăn mì tôm bạn cũng nên cho thêm một ít rau xanh, việc cho thêm rau xanh, thịt hay trứng vào mì sẽ giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cho cơ thể. Lý do vì mì tôm thực tế chủ yếu là tinh bột, thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. Hơn nữa, khi bạn cho thêm rau xanh hay hành vào mì như vậy sẽ giúp giảm bớt các acid béo bão hòa. Ngoài ra, việc cho thêm thịt giúp bổ sung chất đạm, tốt cho sức khỏe.

download (28)

Tác hại của mì tôm

Mặc dù đây là những bước chế biến mì để việc ăn mì không gây hại sức khỏe, nhưng theo các chuyên gia, mì tôm là thực phẩm đồ ăn nhanh tiện dụng, nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.

Cụ thể, theo PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, các gia đình nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, kể cả mì tôm. Bởi đồ ăn nhanh từ lâu đã được cho là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường, ung thư (UT) và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Theo nghiên cứu cho thấy, việc dung nạp lượng chất xơ và canxi phù hợp, giúp phòng chống UT trực tràng. Trong khi mì tôm được tạo ra từ bột mì tinh, bản thân mỳ tôm ít chất xơ, trong quá trình chế biến còn mất đi chất xơ và khoáng chất.

Nếu ăn mì tôm trong thời gian dài, sẽ khiến cho cơ thể do thiếu vitamin và canxi nên dễ bị ung thư trực tràng. Việc ăn nhiều mì tôm cũng làm cho bệnh táo bón thêm trầm trọng, lâu dần có nguy cơ UT trực tràng.

Ngoài ra, thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ cao hơn bình thường do chất béo có trong hầu hết các loại mì tôm. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người lớn tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

4 đối tượng người dưới đây hãy hạn chế ăn mì tôm bao gồm:

- Người bệnh béo phì, mắc bệnh tim mạch: Vì lượng chất béo bão hòa (khó tan) trong mì khá nhiều.

- Người mắc bệnh dạ dày: Vì lượng gia vị quá mạnh trong mì có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa.

- Người mắc bệnh thận: Mì tôm chứa nhiều muối, chắc chắn sẽ không tốt cho cơ thể người bệnh thận.

- Trẻ em: Nên hạn chế ăn mì vì ít dinh dưỡng lại khó tiêu hóa, chứa nhiều chất gây hại...

Sau những thông tin vừa được báo chí như vậy, mọi người cũng đã rõ mì tôm ăn thế nào để hạn chế hại sức khỏe rồi. Dù tiện lợi nhưng hãy cân nhắc trước khi ăn nha.

Theo:  xevathethao.vn copy link