Nhìn chung, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thức ăn có chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như: thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, những loại rau xanh, hoa quả tươi…
Ba tháng đầu mang thai, do thai nhi phát triển chậm (mỗi ngày tăng khoảng 1g), nên phụ nữ mang thai cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Nếu không có hiện tượng “nghén” thì mỗi ngày ăn 3 bữa, bổ sung thêm một chút thức ăn có giá trị dinh dưỡng là được. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải bổ sung các chất quan trọng trong thời gian mang thai như axit folic, chất sắt… và đừng quên bổ sung nước thường xuyên.
Ngũ cốc
Nếu sử dụng ngũ cốc trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ có một chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất sắt, folic. Với một hỗn hợp của các loại ngũ cốc, mẹ đã bổ sung rất nhiều chất xơ cho cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu nên dùng ngũ cốc làm món ăn nhẹ trong ngày, thậm chí là món chính cũng vẫn tốt.
Thức uống tốt cho phụ nữ mang thai
Cơ thể cần nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường, nhất là phụ nữ mang thai. Không bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau đầu, buồn nôn, chuột rút… Thậm chí, không uống đủ nước trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể khiến mẹ bầu dễ sinh non.
Khi mang thai, bạn nên bổ sung khoảng 3 lít nước mỗi ngày, tương đương khoảng 7-8 ly nước. Đặc biệt, mùa hè hoặc sau khi tập thể dục, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước.
Ngoài nước lọc, nước trái cây như nước cam, nước ép cà chua, ép cà rốt, nước mía, nước dừa cũng được tính vào số lượng nước bạn cần để “vận hành” cơ thể. Sữa cũng là một trong những thức uống tốt và cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu. Sữa giúp bổ sung canxi cho bà bầu. Hơn nữa, một số loại sữa bầu hiện nay cũng được bổ sung thêm omega, DHA, ARA…, những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Các loại hạt
Đậu trắng, đậu đen, đậu pinto, đậu Hà Lan, đậu phộng và đậu nành là những thực phẩm cực kỳ hữu ích cho sức khỏe dạ dày. Mẹ bầu có thế dùng các loại hạt này làm thức ăn trong mỗi bữa; ví dụ súp hạt đậu, salad, đậu, đậu phụ… Ngoài ra, các sợi protein trong các loại hạt khiến đậu là một nguồn dinh dưỡng giàu chất sắt, folate và kẽm. Một lưu ý dành cho mẹ bầu là nên xem lại tiền sử bệnh của mình, nếu bị dị ứng thì không nên ăn đậu phộng.
Rau lang
Rau lang có vị ngọt, mát, chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất tốt. Ngoài ra, rau lang chứa nhiều vitamin B6, mẹ bầu ăn rau lang có tác dụng giảm buồn nôn trong thời kỳ đầu mang thai. Ngoài ra rau lang còn giúp ngăn ngừa chứng cao huyết áp của mẹ bầu.
Ngoài ra, rau lang còn có một công dụng nữa là làm mềm cổ tử cung nhanh chóng, giúp cơn chuyển dạ đến nhanh hơn. Vì vậy những tuần cuối thai kỳ, mẹ hãy tích cực ăn món này để có cơn vượt cạn dễ dàng.
Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, dinh dưỡng đầy đủ cho cả 2 mẹ con.