Ảnh: Máy bay không người lái Việt Nam cất cánh

08:13, Thứ bảy 04/05/2013

( PHUNUTODAY ) - Sáng 3/5, nhóm nghiên cứu đề tài "Máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học" đã giới thiệu và bay thử thành công các mẫu máy bay do Viện Công nghệ không gian nghiên cứu, chế tạo.

Sáng 3/5, nhóm nghiên cứu đề tài "Máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học" đã giới thiệu và bay thử thành công các mẫu máy bay do Viện Công nghệ không gian nghiên cứu, chế tạo.

 

Sáng 3/5, tại bãi thử nghiệm Viện Công nghệ không gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ cao Viễn thông-Tin học (HTI) - km27 Đại Lộ Thăng Long Hà Nội, nhóm thực hiện Đề tài “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học” đã tiến hành thành công bay thử nghiệm 2 mẫu máy bay không người lái trong số 5 mẫu máy bay chuyên dụng khác đã hoàn thiện tại Viện Công nghệ Không gian.
Sáng 3/5, tại bãi thử nghiệm Viện Công nghệ không gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ cao Viễn thông-Tin học (HTI) - km27 Đại Lộ Thăng Long Hà Nội, nhóm thực hiện Đề tài “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học” đã tiến hành thành công bay thử nghiệm 2 mẫu máy bay không người lái trong số 5 mẫu máy bay chuyên dụng khác đã hoàn thiện tại Viện Công nghệ Không gian.

 

Cả 5 loại máy bay trên đều được thiết kế chế độ điều khiển bay tự động theo chương trình lập sẵn trên nền bản đồ số. Máy bay được trang bị camera máy ảnh tác nghiệp trong cả ban ngày và ban đêm cùng các trang bị nghiên cứu khoa học chuyên dụng khác. Đối với loại AV.UAV.S3, AV.UAV.S4 có thể mở rộng tầm bay xa hơn khi sử dụng liên lạc vệ tinh dẫn đường hoặc các trạm chuyển tiếp mặt đất.
Cả 5 loại máy bay trên đều được thiết kế chế độ điều khiển bay tự động theo chương trình lập sẵn trên nền bản đồ số. Máy bay được trang bị camera máy ảnh tác nghiệp trong cả ban ngày và ban đêm cùng các trang bị nghiên cứu khoa học chuyên dụng khác. Đối với loại AV.UAV.S3, AV.UAV.S4 có thể mở rộng tầm bay xa hơn khi sử dụng liên lạc vệ tinh dẫn đường hoặc các trạm chuyển tiếp mặt đất.

 

Các mẫu máy bay được giới thiệu lần này đa dạng và có thể cất cánh bằng nhiều cách, loại lớn nhất cần đường băng, cơ động hơn còn có thể cất cánh được từ ô tô... thậm chí có thể phóng thẳng lên trời bằng tay.
Các mẫu máy bay được giới thiệu lần này đa dạng và có thể cất cánh bằng nhiều cách, loại lớn nhất cần đường băng, cơ động hơn còn có thể cất cánh được từ ô tô... thậm chí có thể phóng thẳng lên trời bằng tay.

 

Tiến sỹ Phạm Ngọc Lãng, Chủ nhiệm đề tài
Tiến sỹ Phạm Ngọc Lãng, Chủ nhiệm đề tài "máy bay không người lái" chia sẻ: "Nhiệm vụ đầu tiên là phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, đó là nhiệm vụ mà Chủ tịch Viện Công nghệ Hàn lâm đã giao. Chúng tôi bắt đầu bay chương trình Tây Nguyên 3, khảo sát về hoang mạc hóa và biến đổi khí hậu. Chúng tôi cũng đã nhận được đề nghị của một số cơ quan đặc biệt, gắn một số thiết bị chuyên dụng lên trên máy bay không người lái để phục vụ cho một số mục đích chuyên dùng của Nhà nước".

 

Máy bay không người lái có thể điều khiển từ dưới mặt đất, hoặc được bay theo lập trình cài đặt sẵn trên bản đồ số, được trang bị camera quan sát đêm và ngày, đồng thời có thể mang được các thiết bị chuyên dụng khác.
Máy bay không người lái có thể điều khiển từ dưới mặt đất, hoặc được bay theo lập trình cài đặt sẵn trên bản đồ số, được trang bị camera quan sát đêm và ngày, đồng thời có thể mang được các thiết bị chuyên dụng khác.

 

Thiết kế một mô hình bay không phải là quá khó, nhưng thiết lập được hệ thống điều khiển, đặc biệt là ngay cả khi bị mất liên lạc, máy bay vẫn có thể quay trở về điểm xuất phát là cả một thách thức lớn. Cuộc bay thử này, thách thức đó đã có được câu trả lời.
Thiết kế một mô hình bay không phải là quá khó, nhưng thiết lập được hệ thống điều khiển, đặc biệt là ngay cả khi bị mất liên lạc, máy bay vẫn có thể quay trở về điểm xuất phát là cả một thách thức lớn. Cuộc bay thử này, thách thức đó đã có được câu trả lời.

 

GS-TSKH Đỗ Trung Tá, nguyên Chủ tịch Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia nhận xét:
GS-TSKH Đỗ Trung Tá, nguyên Chủ tịch Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia nhận xét: "Để thực hiện một chuyến máy bay đi đến nơi, về đến chốn theo chương trình đã định sẵn, đồng thời để thực hiện một chuyến máy bay như vậy phải còn thao diễn và đáp ứng cho các hoạt động ứng dụng... đây là thành công rất lớn về mặt nghiên cứu trong lĩnh vực điều khiển học, công nghệ thông tin và rộng ra là lĩnh vực không gian".

 

Trong thời gian tới, nhóm đề tài tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các loại máy bay mới có trần bay cao hơn, tốc độ bay lớn hơn và mở rộng tầm bay trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Trong thời gian tới, nhóm đề tài tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các loại máy bay mới có trần bay cao hơn, tốc độ bay lớn hơn và mở rộng tầm bay trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

 

Sự kiện bay thử nghiệm thành công 2 mẫu máy bay ngày 3/5, nhóm đề tài đã chính thức ghi danh mình là những người Việt Nam đầu tiên tự nghiên cứu chế tạo thành công máy bay không người lái mang thương hiệu Việt Nam.
Sự kiện bay thử nghiệm thành công 2 mẫu máy bay ngày 3/5, nhóm đề tài đã chính thức ghi danh mình là những người Việt Nam đầu tiên tự nghiên cứu chế tạo thành công máy bay không người lái mang thương hiệu Việt Nam.

 

Ông cũng cho biết, ngay sau khi chương trình bay thử nghiệm, Viện Công nghệ không gian sẽ hoàn thiện kỹ thuật và đưa vào sản xuất hàng loạt phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và đáp ứng nhu cầu chuyên dụng trong nước. (Ảnh tổng hợp)
Ông cũng cho biết, ngay sau khi chương trình bay thử nghiệm, Viện Công nghệ không gian sẽ hoàn thiện kỹ thuật và đưa vào sản xuất hàng loạt phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và đáp ứng nhu cầu chuyên dụng trong nước. (Ảnh tổng hợp)

 

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc