Bác sĩ cảnh báo điều phải biết về bệnh tay chân miệng, cấp độ nguy hiểm - cách chữa bệnh cho trẻ tại nhà

( PHUNUTODAY ) - Vào thời điểm giao mùa, nhất là giai đoạn chuyển từ hạ sang thu trẻ thường mắc nhiều căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Trong đó, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, có khả năng lây nhanh chóng.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh chân tay miệng:

tay_chan_mieng_CSVGjpg

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ…Bệnh thường có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng:

nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-1_800x449

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…

- Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.

Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.

Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

- Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.

3. Các cấp độ nguy hiểm của bệnh và hướng dẫn trị bệnh bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà

photo1508557277688-1508557278109-24-0-334-500-crop-1508557336146

a. Bệnh tay chân miệng có 4 cấp độ:

Cấp độ 1: Trên da xuất hiện những vết loét miệng hoặc tổn thương, mẩn đỏ, bọng nước.

Cấp độ 2: Bệnh nhân sốt cao từ 39 độ C trở lên; thở nhanh, khó thở; giật mình, lừ đừ, run tay hoặc chân, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn ói nhiều; đi loạng choạng; da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh; hay giật mình, giật mình trên 2 lần trong 30 phút kèm ngủ gà, mạch nhanh trên 150 lần/phút.

Cấp độ 3: Người bệnh có mạch nhanh trên 170 lần/phút; vã mồ hôi, lạnh toàn thân; huyết áp tăng; thở nhanh, thở bất thường; rối loạn tri giác.

Cấp độ 4: Bệnh nhân có biểu hiện sốc, tím tái, ngưng thở, thở nấc.

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng về tim mạch, hô hấp và các biến chứng về thần kinh như viêm màng não, nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt trên 39oC, nôn ói nhiều, giật mình khi ngủ, thở nhanh, run các chi, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

b. Bác sĩ hướng dẫn trị bệnh bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà

Nếu trẻ sốt nhẹ, vẫn ăn và chơi bình thường, nôn ít, tỉnh táo… thì bố mẹ có thể cân nhắc cho bé điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý:

- Dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Dùng dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da như xanhmethylen, milian… và niêm mạc như zytee, kamistad… khi da có các vết loét.

- Sát trùng niêm mạc miệng bằng nước muối 0,9%, Kamistad.

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, thức ăn không cay, không mặn, không nóng

- Cho trẻ uống nước đầy đủ.

- Vệ sinh chân tay miệng hàng ngày.

- Mở cửa nhà để không gian luôn thoáng mát, lưu thông không khí.

- Giặt sạch quần áo và phơi khô.

- Đồ chơi luôn được rửa sạch và sát khuẩn bằng dung dịch Cloramin B 2%.

- Không cho trẻ đi học hay đến chỗ đông người.

- Theo dõi sát và đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu nặng.

Theo bác sĩ Thanh, để phòng tránh bệnh tay chân miệng, bố mẹ và trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Ngoài ra, cần lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường và tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link