Cách đây không lâu, một người phụ nữ 43 tuổi tên là Kaori Morita được mời đến chương trình chương trình truyền hình Nhật Bản Horror Medicine có tiêu đề "Sử dụng đồng hồ sinh học để cải thiện sự khó chịu về thể chất". Cô là người có sở thích ăn vặt, và cân nặng của cô đã tăng 6kg (khoảng 13 lbs) trong vòng nửa năm, từ 50kg lên 56kg.
Cô ấy cao 148cm, tức chỉ chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) là 25,6 - bị béo phì và có nguy cơ ảnh hưởng xấu về sức khỏe. Cô Morita thường xuyên ăn vặt vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối, và thậm chí là ăn vặt cả trước khi đi ngủ.
Cô Morita ăn bánh quy sakura, bánh mì, socola, khoai tây chiên, bánh quy, bánh crepe và bánh pudding trong 1 ngày với tổng lượng calo là khoảng 780kcal.
Tiến sĩ Yasuo Kagawa, Đại học Dinh dưỡng Phụ nữ Nhật Bản đã chỉ ra trong chương trình: "Vào một số thời điểm trong ngày, chất béo dễ tích tụ hơn, và đôi khi nó rất khó để tích tụ". Miễn là bạn ăn vặt vào đúng thời điểm mà cơ thể ít hấp thụ nhất, cho dù bạn ăn cùng một lượng chất béo, bạn vẫn không tăng cân.
Theo đó, tiến sĩ Kagawa khẳng định cơ thể hấp thụ chất béo ít nhất là từ 2-3 giờ chiều mỗi ngày. Nhóm thực hiện chương trình đã mời cô Morita điều chỉnh thói quen ăn vặt của mình theo khoảng thời gian mà tiến sĩ Kagawa cho rằng đó là "thời gian vàng" với khẩu phần không đổi trong 10 ngày, để kiểm chứng hiệu quả của phương pháp trên.
Sau khi chuyển chế độ ăn vặt như trên, sau 10 ngày, cân nặng của cô giảm xuống còn 55,7 kg, tức dù không kiêng ăn vặt nhưng cô Morita cũng có thể giảm 600g trọng lượng.
Trong khi đó, trước khi kiểm tra, cân nặng thực tế của cô Morita là 56,3kg, nếu không thay đổi thời gian ăn vặt thì sau 10 ngày cân nặng của cô sẽ tăng thêm 300g. Theo lời khuyên của tiến sĩ Kagawa, cô Morita đã thay đổi để chỉ ăn đồ ăn nhẹ vào khoảng thời gian từ 2 đến 3 giờ chiều với lượng thức ăn được giữ nguyên. Ban đầu cô còn muốn kiếm gì ăn đêm, nhưng cuối cùng đành phải kìm lòng.
Tiến sĩ Kagawa giải thích rằng buổi tối là thời điểm mỡ dễ tích tụ nhất, bữa tối cũng nên ăn trước 8 giờ tối. Muốn không thèm ăn khuya thì tốt nhất nên ăn gì đó vào khoảng 6 giờ chiều, bữa tối ăn ít lại, không như vậy rất dễ béo.
Bữa tối nên ít calo, bớt thịt và tăng cường rau xanh, ngũ cốc dạng thô. Ăn nhiều chất xơ, vitamin để đảm bảo nạp vào cơ thể ít năng lượng. Một bữa tối nên ăn khoảng ½ rau, còn lại bao gồm protein cùng tinh bột. Bổ sung một ít chất béo đơn chưa bão hòa như dầu oliu, dầu mè, quả hạch và các loại hạt.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu gần đây, việc ăn tối quá muộn và ăn vặt vào buổi tối có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt khi phá vỡ đồng hồ sinh học và sự trao đổi chất của cơ thể.
Một nhóm các nhà khoa học từ Viện Y tế Toàn cầu Barcelona đã phát hiện ra những người thường xuyên ăn muộn hơn hai giờ trước khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 25%.
Hơn nữa, bữa ăn tối quá muộn và nhiều chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, do dạ dày phải làm việc quá sức mà lẽ ra nó cần được nghỉ ngơi. Khi ăn quá no và muộn buổi tối, sau một giấc ngủ mà dạ dày vẫn còn thức ăn sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi và đau đầu. Không những thế, nếu duy trì bữa ăn tối như vậy kéo dài, có thể dẫn đến một số bệnh lý sau:
Béo phì: Theo thống kê 90% người mắc bệnh béo phì là do ăn quá nhiều vào bữa tối. Buổi tối là thời gian nghỉ ngơi, nếu ăn nhiều nhưng lại hoạt động ít, mức tiêu hao năng lượng thấp hơn so với năng lượng được hấp thu. Dưới tác dụng của insulin, những nguồn năng lượng thừa này sẽ được chuyển hóa thành chất béo. Lâu dần sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra bệnh béo phì.
Đái tháo đường: Đối với người tuổi trung niên trở lên, nếu ăn quá nhiều trong bữa ăn tối, đặc biệt là thức ăn khó tiêu hóa, thức ăn có chứa nhiều chất béo, chất đạm, tức là đặt một áp lực rất lớn cho tuyến tụy phải tiết insulin, buộc tuyến này phải làm việc quá tải dẫn đến nguy cơ bị bệnh đái tháo đường.
Bệnh tim mạch: Việc hấp thụ quá nhiều năng lượng vào cơ thể trong bữa ăn tối sẽ dẫn đến tỷ lệ cholesterol trong máu tăng - là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.