Tình trạng Green Beli, tình trạng biến đổi khí hậu vốn làm gia tăng nhiệt độ trái đất, đang khiến băng ở hai cực tan với tốc độ chóng mặt. Đơn cử là vào cuối tháng 7, thềm băng cuối cùng còn nguyên vẹn ở cực bắc Canada đã tan chảy, mất hơn 40% diện tích chỉ trong hai ngày.
Điều đáng nói, hiện tượng băng tan có thể là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm mới. Những lớp băng vĩnh cửu ở hai cực vô tình cũng là kho chứa của các mầm bệnh từ thời cổ đại.
Theo Giáo sư Vladimir Romanovsky, các vi sinh vật có thể tồn tại trong các lớp băng trong một thời gian rất dài, nên nhiều loại vi khuẩn và vi rút sau khi băng tan sẽ theo dòng nước nổi lên bề mặt.
Mới đây, các nhà khoa học vừa phát hiện các virus cổ xưa trong chỏm băng Guliya ở Tây Tạng, trong đó có đến 28 loại virus chưa từng được biết đến và có những mẫu từ 520 năm cho đến 15.000 năm trước.
Báo cáo về Bắc Cực năm 2018 suy đoán rằng bệnh cúm Tây Ban Nha, bệnh đậu mùa hoặc bệnh dịch đã tuyệt chủng bị mắc kẹt trong lớp băng vĩnh cửu có thể tái xuất bất cứ lúc nào nếu băng tan.
Khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy, thủy ngân cũng xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Bắc Cực là khu vực có hàm lượng thủy ngân cao nhất hành tinh. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính có tổng cộng 1.656.000 tấn thủy ngân bị mắc kẹt trong lớp băng vĩnh cửu, gần gấp đôi hàm lượng thủy ngân của tất cả các vùng đất, đại dương và khí quyển trên thế giới.
Khi băng tan, một lượng lớn thủy ngân được giải phóng vào các vùng đất ngập nước, là môi trường hoàn hảo để sinh vật hấp thụ chúng, sau đó xâm nhập vào mạng lưới thức ăn. Đây là một vấn đề cự kỳ nghiêm trọng.
Giáo sư Jean-Michel Claverie cho biết, có khả năng virus sẽ xuất hiện từ băng tan như virus bệnh đậu mùa hoặc các virus từng tuyệt chủng, trong khi ngành dược không có sẵn thuốc phòng ngừa và điều trị. Bên cạnh đó, những vi khuẩn có khả năng lây lan mạnh như vi khuẩn bệnh than cũng có thể xuất hiện.
Năm 2020 cho đến thời điểm này có thể được xem là một năm thảm họa khi thiên tai và những chủng virus mới liên tục xuất hiện.