Bảo quản hành, tỏi để cả năm cũng không hỏng: Nồm ẩm không lo mọc mầm

13:16, Thứ tư 10/04/2024

( PHUNUTODAY ) - Hãy học hỏi cách bảo quản hành tím, tỏi khô cực đơn giản của bà nội trợ thông thái, để cả năm cũng không hỏng một củ.

Hành và tỏi là hai gia vị không thể thiếu trong các món ăn người Việt nên thường được các bà nội trợ mua nhiều về dự trữ để dùng dần. Tuy không phải là loại khó bảo quản nhưng nếu bảo quản không đúng cách cũng khiến cho chúng bị thối, hỏng. Hãy học hỏi cách bảo quản hành tím, tỏi khô cực đơn giản của bà nội trợ thông thái, để cả năm cũng không hỏng một củ.

Bí quyết bảo quản tỏi khô được lâu

Để bảo quản gia vị này được lâu trước hết các bạn cần lựa chọn những củ tỏi rắn chắc, to, không bị sâu mọt.

Để bảo quản gia vị này được lâu trước hết các bạn cần lựa chọn những củ tỏi rắn chắc, to, không bị sâu mọt.

+ Chọn tỏi

Để bảo quản gia vị này được lâu trước hết các bạn cần lựa chọn những củ tỏi rắn chắc, to, không bị sâu mọt.

Hãy cẩn thận kiểm tra lớp vỏ phía ngoài ở đầu mỗi củ tỏi, xem chúng có phải còn nguyên vẹn và có màu hơi trắng không. Nhánh của củ tỏi phải đầy đặn và không bị quá khô, cũng không bị nhăn và có màu hơi trắng. Những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc màu vàng sẽ không có mùi thơm và bảo quản không được lâu.

+ Chọn đồ đựng tỏi

Các bạn có thể tìm mua những túi lưới đựng tỏi rất hữu ích ở các siêu thị. Chúng rất tốt cho việc bảo quản cũng như giữ tỏi tươi suốt một thời gian dài. Ngoài loại túi lưới đựng tỏi sẵn này thì có thể sử dụng một chiếc túi giấy có màu nâu để bảo quản tỏi trong đó.

+ Đặt tỏi ở những nơi khô, thoáng mát

Bước cuối cùng, bạn hãy chọn một chỗ thật khô và thoáng ở trong bếp để bảo quản tỏi. Điều này giúp cho tỏi không bị đắng hay mất hương vị đặc trưng sau thời gian dài. Hơn nữa sự lưu thông không khí cũng rất quan trọng để vi khuẩn không tấn công tỏi và làm hỏng nó.

Bí quyết bảo quản hành tím khô

+ Chọn hành tím

Cũng như tỏi, đây là một khâu cực kỳ quan trọng trong việc bảo quản. Bạn nên chọn những củ hành tím chắc, mập, già vỏ và đều. Hành không mọc mầm, khi cầm lên tay không bị ướt, không có những đốm mềm hoặc bị hõm ở phần cuống. Hành phải có lớp vỏ khô và dễ bong để có thể lột bỏ dễ dàng.

+ Bảo quản hành bằng túi lưới, túi giấy hoặc rổ

Phải đảm bảo độ thông hơi để giữ cho hành luôn được thông thoáng, khô ráo. Không dùng túi nhựa hoặc hộp kín để bảo quản hành vì chúng sẽ ngăn sự lưu thông không khí, khiến hành nhanh bị thối, mốc.

Phải đảm bảo độ thông hơi để giữ cho hành luôn được thông thoáng, khô ráo.

Phải đảm bảo độ thông hơi để giữ cho hành luôn được thông thoáng, khô ráo.

+ Bảo quản hành ở nhiệt độ phòng

Hành không phải là loại thực phẩm khó bảo quản. Đối với những củ hành còn nguyên, bạn không cần giữ lạnh hoặc để đông mà chỉ cần để ở nơi khô mát và thoáng khí trong phòng bếp. Đặt rổ hoặc túi đựng hành ở nơi khô mát và thoáng khí trong phòng bếp. Tuyệt đối không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ quá thấp (dưới 10 độ) hoặc nhiệt độ quá cao.

Chú ý, cần kiểm tra túi hành thường xuyên, bỏ đi những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc để tránh nấm mốc lây sang những củ khác trong túi

Trong trường hợp khi đã lột vỏ hoặc đã được thái nhỏ, hành nên được giữ lạnh để tươi lâu hơn. Nếu chỉ cần dùng một phần nhỏ lượng hành đã lột vỏ hoặc thái để nấu,bạn có thể giữ phần hành thừa còn lại bằng cách bọc chúng bằng màng thực phẩm hoặc túi nhựa có khóa kéo trước khi cho vào tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể giữ được độ tươi cho hành trong vòng từ 2 đến 3 ngày để sử dụng dần.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm