Nhiệt kế thủy ngân là vật dụng rất quan trọng mà gia đình có con nhỏ nào cũng có. Nhiệt kế thủy ngân tuy sử dụng hơi mất thời gian nhưng cho kết quả chính xác hơn một số loại nhiệt kế điện thử khác.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn biết rằng thủy ngân là kim loại rất độc, có thể gây ngộ độc thậm chí mất mạng nên nuốt phải mà không được xử lý kịp thời.
Câu chuyện dưới đây là một ví dụ cụ thể:
Đó là trường hợp của người phụ nữ họ Trương ở Trung Quốc. Hôm đó, con trai 3 tuổi của cô Trương có biểu hiện sốt nên cô dùng cặp nhiệt độ để đo nhiệt độ cho con. Thế nhưng vì không để ý nên cậu con trai đã cho chiếc nhiệt kế vào miệng và cắn vỡ thành những mảnh nhỏ. Lúc này, người mẹ thấy sợ hãi và bắt con nôn ra rồi súc miệng bằng nước muối, tuy nhiên cô không cho con đi bệnh viện.
Đến ngày hôm sau, cậu bé bắt đầu có biểu hiện khóc lóc om sòm vì đau bụng, nôn mửa liên tục rồi lên cơn co giật, bất tỉnh. Lúc này, cô mới đưa con đến bệnh viện thì đã không kịp nữa rồi.
Bác sĩ nói vì cậu bé nuốt phải thủy ngân nhưng lại không được cấp cứu ngay nên dẫn tới bị viêm ruột, ngộ độc cấp tính, suy hô hấp và qua đời ngay trên đường đi cấp cứu. Ngoài ra còn có nhiều nguy cơ khác như trẻ bị ngộc độc thủy ngân qua đường thở vì khi bị vỡ nhiệt kế, độc tố thủy ngân cũng phát tán ra bên ngoài.
Nghe lời bác sĩ nói, cô vô cùng hối hận và đau lòng. Bởi nếu không phải vì cô quá chủ quan không đưa con đi bệnh viện ngay thì cậu bé cũng không tới mức mãi mãi không tỉnh lại nữa. Cô liên tục gào khóc và nói ‘mẹ đã hại con rồi’ khiến mọi người xung quanh ai cũng xót xa.
Theo BS. Yang Guiha (Phó giám đốc bệnh viện nhi đồng Hồ Nam) cho biết: Trên thực tế, việc trẻ nuốt phải thủy ngân trong nhiệt kế không nguy hiểm bằng việc trẻ hít phải thủy ngân. Bởi khi trẻ nuốt phải thủy ngân thì nó có thể bị đào thải qua đường tiêu hóa nhưng nếu bé hít phải thì không có cách nào thải ra được.
Do đó, cha mẹ ở nhà không nên móc họng hoặc ép trẻ phải nôn ra. Bởi, chúng ta không biết được các mảnh vỡ thủy tinh có dính lại trong miệng bé không. Nếu cứ ép bé nôn hoặc móc họng thì mảnh vụn này có thể làm trầy xước miệng hoặc cơ thể bé. Hơn nữa, khi cha mẹ móc họng ép bé nôn mửa thì có thể khiến thủy ngân bị đẩy ngược lên tràn vào màng phổi.
Đồng thời, cha mẹ cũng không nên cho bé uống nước vì bé có thể nuốt thêm các mảnh thủy tinh làm tăng nguy cơ thủng ruột.
Từ trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo nếu gia đình nào dùng nhiệt kế thủy ngân thì cần bỏ xa tầm tay trẻ em. Nếu bé có lỡ cắn vào phải nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện ngay.
Cách xử lý khi trẻ làm vỡ nhiệt kế thủy ngân
Thủy ngân là dạng kim loại bốc hơi dễ ở nhiệt độ phòng. Nếu hít phải thủy ngân, chất độc sẽ xâm nhập qua đường hô hấp vào phổi rồi đi tới các phế nang tới máu, thận, gan, lá lách và hệ thần kinh trung ương. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh hoàn toàn có nguy cơ phải bỏ mạng.
Nếu trẻ vô tình nuốt hoặc hít phải thủy ngân, bạn nên xử lý như sau:
+ Nhanh chóng đi ra khỏi phòng, mở hết cửa để không khí lưu thông, đồng thời tắt hết máy lạnh để ngăn thủy ngân bốc hơi.
+ Đeo khẩu trang khi thu những hạt thủy ngân rơi vãi trên sàn rồi cho vào hũ đậy kín.
+ Cho thủy ngân vào thùng rác có nắp.
+ Cuối cùng, mẹ nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để cấp cứu.
+ Sau khi trẻ được cấp cứu thì cha mẹ nên cho bé uống đầy đủ, nhiều nước để không bị táo bón và dễ bài tiết.