Bé 3 tuổi đã cao 105cm, BS nói tương lai cao 1m8 không khó nếu tránh được một việc

( PHUNUTODAY ) - Cha mẹ ngày nay rất quan tâm đến việc giúp con phát triển chiều cao tối đa. Nhiều người áp dụng đúng cách giúp con cao lớn ngay từ khi còn nhỏ.

Chiều cao và thể lực của trẻ là vấn đề khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng vì cùng lứa tuổi nhưng con nhà người ta cao lớn, khỏe mạnh còn con nhà mình thì mãi thấp còi.

Thực tế cho thấy, hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể chất giống nhau. Tuy nhiên, trong quá trình lớn lên, cha mẹ lại gặp phải vấn đề trong việc nuôi dưỡng dẫn đến tình trạng tỳ vị của trẻ bị thiếu hụt, tích tụ thức ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Trường hợp của gia đình Lily là ví dụ. Lily sinh năm 1990, có một con trai vừa tròn 3 tuổi. Mặc dù mới lên 3 nhưng con trai của Lily đã có chiều cao vượt trội 105cm. Không chỉ vậy, cậu bé con ít ốm đau bệnh tật và chưa bao giờ phải đến bệnh viện. Ai nhìn vào cũng phải khen ngợi tài nuôi con của Lily.

Lily chia sẻ rằng bố cô là một bác sĩ. Ông đã khuyên cô rằng nếu muốn con được cao lớn trong tương lai, cần tránh để trẻ bị tích tụ thức ăn. Trẻ bị tích tụ thức ăn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của dạ dày, lá lách. Không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tỳ vị hư nhược, khiến trẻ bị ốm.

Nếu thấy trẻ có những đặc điểm dưới đây chứng tỏ trẻ đang bị tích tụ thức ăn:

Chán ăn, biếng ăn

Nếu trẻ đang ăn ngon miệng nhưng đột nhiên trong một thời gian lại biếng ăn, kén ăn thì bạn cần đưa trẻ đi kiểm tra vì có thể trẻ đang bị tích tụ thức ăn, dẫn đến mệt mỏi, chán ăn.

Lớp phủ lưỡi dày và màu vàng

Lớp phủ lưỡi của trẻ là biểu hiện rõ ràng nhất về hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu như cha mẹ thấy lớp phủ lưỡi của trẻ dày hơn và có màu trắng thì đó là do thức ăn tích tụ lại. Nếu như lớp phủ lưỡi chuyển sang màu vàng thì tình trạng tích tụ thức ăn của trẻ đã trở nên nghiêm trọng.

Hôi miệng

Cha mẹ có thể ngửi thấy hơi thở của trẻ sau khi trẻ ăn sáng. Nếu trẻ tiêu hóa không tốt, một phần thức ăn lên men trong ruột sẽ được đào thải ra khỏi dạ dày, phần còn lại trào lên miệng tạo thành hơi thở. Hơi thở của trẻ có mùi chua và hôi sau khi xúc miệng buổi sáng là dấu hiệu cho thấy trẻ bị tích tụ thức ăn.

Ngày nay, do điều kiện sống tốt hơn nên tích tụ thức ăn đã trở thành hiện tượng rất phổ biến ở trẻ. Có thể nói cứ 10 trẻ thì có 8 trẻ bị tích tụ thức ăn. Cha mẹ lưu ý nên tránh cho trẻ ăn nhiều những thực phẩm này để ngừa tình trạng tích tụ thức ăn: thức ăn cay, lạnh; đồ ăn vặt; thức ăn nhiều dầu mỡ. Nếu trẻ bị tích tụ thức ăn, cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại nước có lợi cho tiêu hóa như nước chanh, nước cam, nước hoa quả.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link