Giáo sư nổi tiếng: 3 việc cha mẹ cần làm khi con tới tuổi nổi loạn, cãi tay đôi với cha mẹ

( PHUNUTODAY ) - Khi trẻ nổi loạn, thích cãi tay đôi với cha mẹ và luôn tỏ ra lì lợm, cha mẹ nên làm gì?

Sinh con ra, ai cũng mong con mình khỏe mạnh, tài giỏi, ngoan ngoãn. Nhưng đôi khi vì quá kỳ vọng, cha mẹ lại sinh ra thói áp đặt con. Đa số phụ huynh cho rằng, tất cả “chỉ vì muốn tốt cho con” và lý do này khiến họ dần trở nên kiểm soát, luôn muốn con “ở trong tầm ngắm” của mình.

Đến một giai đoạn nhất định, nhất là tuổi dậy thì, bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ có những lúc trở nên “phản nghịch”, có những suy nghĩ độc lập và quan điểm không giống với cha mẹ. Lúc này, chúng thường có hành vi “trả treo”, cãi lại cha mẹ khi không đồng ý về một vấn đề nào đó. Cha mẹ sẽ cảm thấy buồn, khó chịu, cho rằng “con không còn biết nghe lời, ngoan ngoãn”, thậm chí cảm thấy tức giận và dùng những lời lẽ nặng nề hay đánh mắng con, khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

11

Tại sao trẻ lại “trả treo”, cãi lại cha mẹ?

Giáo sư Lý Mai Cẩn phân tích, thực ra việc con trẻ có những lúc “trả treo” với cha mẹ là một điều bình thường, và phụ huynh phải bình tĩnh tìm cách đối mặt với chúng. Việc con trẻ cãi lại cha mẹ không hẳn là một điều xấu.

Hiện tượng trẻ “trả treo” thực chất là biểu hiện cho thấy trẻ đang dần trở thành một cá thể độc lập. Trước đây cha mẹ nói gì thì con nghe nấy, “gọi dạ bảo vâng”, nhưng đến một giai đoạn nào đó, một khi trẻ đã có suy nghĩ riêng thì chúng sẽ cho rằng suy nghĩ của mình là đúng. Góc nhìn của con trẻ khác với góc nhìn của cha mẹ.

Tuy vậy, việc trẻ “trả treo” là điều không đúng. Trẻ có thể bày tỏ suy nghĩ và quan điểm của mình là điều đương nhiên, nhưng không nên đến mức “trả treo”, cãi tay đôi với cha mẹ. Theo đó, Giáo sư cho rằng, nếu cha mẹ - con cái không muốn xảy ra tình trạng lời qua tiếng lại, thì cha mẹ phải có phương pháp giáo dục phù hợp.

3 việc cha mẹ nên làm khi trẻ “trả treo”, cãi lại cha mẹ

“Ba mẹ rất thương con. Nếu con nói rằng con ghét ba mẹ, ba mẹ sẽ rất buồn. Nếu con không đồng ý, hãy thể hiện quan điểm của con theo cách tích cực hơn, đừng làm tổn thương những người yêu thương mình nhé!”

Một khi con trẻ nói rằng chúng ghét cha mẹ, dù cha mẹ biết đó chỉ là những lời nói trong lúc giận dỗi nhất thời, nhưng vẫn sẽ cảm thấy buồn.

Cho nên, cha mẹ nên nói với con cái rằng “ba mẹ rất yêu thương con”, là để con trẻ biết rằng chúng được yêu thương. Sau khi bình tĩnh, hãy dạy cho con biết cách “trút giận” khi chúng gặp chuyện bực mình.

 “Ba mẹ biết tâm trạng của con vẫn chưa nguôi ngoai, nhưng con nói như vậy sẽ làm tổn thương người khác. Hay là con bình tĩnh một chút, tý nữa ba mẹ và con sẽ phân tích chuyện này sau nhé!”

Khi trẻ cãi tay đôi với cha mẹ, tâm trạng chắc chắn đang rất kích động. Lúc này, trẻ dễ nói những điều làm tổn thương người khác hoặc có hành động không đúng. Vì vậy, khi cảm xúc của trẻ bị kích động mạnh, cha mẹ có thể nói với trẻ như thế này, tuyệt đối không nên nói thêm để tránh lời qua tiếng lại, khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ. Bạn càng nói thì con lại càng cố chấp và không nghe lời, thậm chí chỉ trở nên mất kiểm soát bản thân hơn mà thôi.

Khi tâm trạng “phản kháng” của trẻ đạt đến đỉnh điểm, cha mẹ hãy chuyển hướng sự chú ý của trẻ

Nếu trẻ vẫn nhất quyết tranh cãi với cha mẹ đến cùng, phụ huynh có thể dùng những cách khác để chuyển hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề đang xảy ra. Ví dụ, cha mẹ có thể hỏi trẻ muốn làm gì sau bữa cơm tối? Cuối tuần này muốn đi chơi ở đâu?,...Bằng cách này, cha mẹ đang đánh lạc hướng một cách tinh tế cảm xúc tiêu cực của trẻ bằng cách để con đưa ra lựa chọn.

Giao tiếp với con cũng là một nghệ thuật. Nếu không được lắng nghe, con sẽ có xu hướng đối đầu với cha mẹ. Khi bị kích động, con sẽ chống lại, lớn tiếng, có những hành vi không đúng. Ngay cả khi cha mẹ nghĩ rằng điều con nói là sai, đừng phủ nhận ý kiến của trẻ một cách thô bạo. Thay vào đó, hãy tôn trọng suy nghĩ của trẻ và đưa ra những lời khuyên chân thành.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link