Nhiều người đến nay vẫn còn nghĩ trẻ thức càng khuya thì sẽ càng mệt, ngủ càng nhanh và say nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được điều ngược lại; không chỉ thế, khi ngủ sớm, bé cũng ít bị thức giấc nửa đêm, như lo lắng của nhiều người.
Thời gian ngủ là lúc các hormone tăng trưởng tự nhiên được sản sinh nhiều. Sự sản sinh loại hormone mang tính quyết định này được cho đạt mức cao nhất vào 3 thời điểm: 10 giờ tối, 12 giờ đêm và 2 giờ sáng hôm sau, nhưng quá trình này chỉ có thể thực hiện trong giấc ngủ, và quan trọng hơn đó phải là giấc ngủ sâu.
Không chỉ tác động đến hormone, giấc ngủ cũng sẽ có những tác động quan trọng khác bên trong cơ thể để giảm thiểu nguy cơ thừa cân, nguy cơ tiểu đường, giúp cơ thể sản sinh đủ cytokines để chống lại vi trùng, vi khuẩn, giảm nguy cơ bị cảm, cúm, mệt mỏi và cả nguy cơ bị chấn thương…
Theo các chuyên gia, những đứa trẻ ngủ sớm trước 9 giờ tối có khả năng tập trung tốt hơn và thể hiện tốt hơn trong học tập.
Ngoài chuyện mà người bình thường nào cũng có thể nói được là bé được ngủ đủ sẽ tỉnh táo và sảng khoái hơn thì giấc ngủ còn tạo điều kiện cho các tế bào não “đổ rác”, loại bỏ những độc tố có thể gây bệnh và cản trở hoạt động cua não bộ. Nghiên cứu đã cho thấy trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường xuyên ngủ ít hơn 10 tiếng/đêm thì kể cả khi không bị tăng động giảm chú ý bẩm sinh (ADHD), bé vẫn sẽ bị tăng gấp 3 lần nguy cơ bị tăng hoạt động và bốc đồng, ảnh hưởng rất nhiều đến việc học hành cũng như sinh hoạt.
Các chuyên gia khẳng định giấc ngủ quan trọng không kém gì dinh dưỡng. Thời gian ngủ của trẻ nhỏ cần có là:
– Trẻ dưới 2 tháng: 10,5-18 tiếng/ngày
– Trẻ 3-12 tháng: 9,5-14 tiếng/ngày
– Trẻ 1-3 tuổi: 12-14 tiếng/ngày
– Trẻ 3-5 tuổi: 11-13 tiếng/ngày
– Trẻ 5-12 tuổi: 10-11 tiếng/ngày.
* Cách giúp trẻ rèn thói quen đi ngủ sớm?
1. Hãy cho bé đi ngủ ngay khi bé buồn ngủ:
Đây tưởng chừng là điều đơn giản nhưng không phải mọi phụ huynh đều đáp ứng được điều này. Công việc bận rộn của một ngày khiến cho các bậc phụ huynh, đặc biệt là người mẹ phải hoàn thành việc nhà vào buổi tối. Do vậy, đôi khi trẻ buồn ngủ, cha mẹ thường “cố” cho trẻ chơi thêm một chút. Điều này dẫn đến trẻ bị quá giấc và sau đó sẽ khó mà ngủ ngay được. Do vậy, cách đơn giản nhất để trẻ đi ngủ sớm là cho trẻ ngủ ngay khi trẻ có nhu cầu.
2. Cho bé nghe nhạc, đọc truyện trước khi ngủ:
Nhiều gia đình thường cho con chơi, xem hoạt hình đến tận khi con lên giường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nhịp sinh hoạt mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển não bộ, chiều cao, cân nặng của trẻ. Việc cho trẻ xem hoạt hình trước khi ngủ sẽ kích thích sự hưng phấn trong trẻ; do vậy, trẻ thường khó chìm vào giấc ngủ ngon. Bên cạnh đó, não bộ của trẻ cũng ít được nghỉ ngơi; dẫn đến mệt mỏi, mất tập trung ở trẻ. Do vậy, trước khi trẻ ngủ, phụ huynh nên cho con nghe nhạc nhẹ, kể chuyện cùng con,..Bố mẹ nên đọc truyện, cho bé nghe nhạc khoảng 15 phút trước khi bé ngủ.
3. Thực hiện nguyên tắc: Cả nhà cùng dậy sớm:
Nhiều ba mẹ đặt câu hỏi: Liệu đánh thức trẻ dậy sớm cùng bố mẹ có quá tàn nhẫn không? Việc trẻ dậy sớm quá có ảnh hưởng đến việc bố mẹ chuẩn bị bữa sáng không? Đó là cái lý của những bà mẹ yêu chiều con. Trên thực tế, những trẻ ngủ sớm thường có thói quen dậy sớm. Những bạn nhỏ ngủ sớm, dậy sớm thường mạnh khỏe, nhanh nhẹn và tràn đầy năng lượng sống hơn những bạn cùng lứa tuổi không làm như vậy. Việc một đứa trẻ có nhịp sinh học buổi sáng dậy sớm sẽ dần tự biết cân bằng thời gian ngủ sao cho đủ giấc của mình nhất. Vì vậy, đây là cách hỗ trợ rất tốt trong việc hình thành thói quen đi ngủ sớm của trẻ.
4. Lên kế hoạch và kiên trì thực hiện:
Việc trẻ đi ngủ sớm hay muộn là vấn đề thói quen. Vậy, để hình thành thói quen đi ngủ sớm, cha mẹ cần lên kế hoạch và kiên trì thực hiện cùng con. Ví dụ: con sẽ đi ngủ lúc mấy giờ, ai sẽ là người hỗ trợ con ngủ? Thực hiện việc này trong bao lâu? Tất cả những điều này đều phải có sự thống nhất và kiên trì thực hiện. Thông thường, khoang 1 tuần trẻ có thể hình thành thói quen ngủ đúng giờ, sau đó là tự ngủ.
5. Đảm bảo một không gian yên tĩnh, ít tiếng ồn khi trẻ ngủ:
Đây vừa là cách giúp trẻ dễ ngủ vừa là cách giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình khi đang ngủ say.Rèn luyện thói quen cho trẻ đi ngủ sớm không phải là việc khó nhưng cũng không dễ thực hiện trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là ở thành phố- nơi hoạt động sinh hoạt kéo dài vào buổi tối. Để giúp con có thói quen ngủ sớm, đúng giờ, sâu giấc, bố mẹ cần rất kiên trì cùng con thực hiện.
Xem thêm:
1.
Mẹ bầu đi đẻ sẽ nhàn tênh nếu biết áp dụng các tư thế này trong thời gian chờ sinh
2.
Không muốn THAI NHI CÒI CỌC, CHẾT LƯU, DỊ TẬT, mẹ bầu tuyệt đối cấm ăn 4 bộ phận này trên con gà
3.
Trị VIÊM TAI GIỮA cho con chỉ bằng một nắm muối hạt, đảm bảo bé hết đau chỉ sau 10 phút