Cậu bé Tiểu Khang và ông nội cùng nhau đi chơi và có thưởng thức món ốc. Sau khi ăn xong khoảng 2- 3 tiếng, hai ông cháu bắt đầu có biểu hiện toàn thân suy yếu, bủn rủn chân tay và suy hô hấp. Người thân trong gia đình đã tìm cách đưa hai ông cháu đến bệnh viện cấp cứu. Sau quá trình cấp cứu ông nội đã hồi phục, nhưng Tiểu Khang vì tuổi còn nhỏ, sức đề kháng kém, nên cậu bé không may mắn đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu.
Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, cậu bé xuất hiện tình trạng khó thở và ngưng tim. Bác sĩ cho biết, khó loại trừ khả năng Tiểu Khang rất có thể trở thành người sống thực vật, để lại di chứng thần kinh nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc phát triển bình thường của bé.
Bác sĩ Vương Hậu Hưng - Phó Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Phúc Kiến nói:"Loại ốc mà bé Tiểu Khang và ông nội của mình ăn chính là ốc bùn răng cưa có chứa độc tố tetrodotoxin, đây là loại độc tố làm tổn thương đến hệ thần kinh, thậm chí thể gây tử vong trong tích tắc."
Bác sĩ Vương Hậu Hưng cũng chia sẻ thêm: “Bản thân ốc bùn răng cưa không tạo ra tetrodotoxin, nhưng chúng ăn xác chết của cá và các loại động vật khác, đồng thời chúng còn ăn một số loại tảo và các mảnh vụn hữu cơ để duy trì sự sống. Khi ăn ốc này các phương pháp nấu ốc nói chung như xào, luộc không phá hủy cấu trúc của tetrodotoxin. Đồng thời còn khiến độc tố giải phóng và tăng nguy cơ ngộ độc. Điều đặc biệt nguy hiểm là chưa có thuốc giải độc tố này tính đến thời điểm hiện tại.”
Chuyên gia khuyến cáo cách xử trí khi bé bị ngộ độc thức ăn
Gây nôn cho trẻ: Khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thức ăn bạn cần phải ngừng cho con ăn món đó, và gây nôn ngay lập tức. Nếu bé tự nôn được là tốt nhất nếu không thì cha mẹ hãy chủ động cho bé nôn ra hết lượng thức ăn vừa dùng.
Bổ sung oresol: Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm mẹ hãy tìm cách cho bé nôn hết. Sau khi nôn thì nên bù oresol và điện giải để bé cung cấp lại lượng nước đã mất. Mẹ nên pha oresol đúng theo hướng dẫn và chia nhỏ cho bé dễ uống hơn.
Không dùng thuốc tiêu chảy: Khi bé ngộ độc thực phẩm thường có dấu hiệu "miệng nôn trôn tháo", mẹ đừng cho trẻ dùng thuốc ngừng tiêu chảy vì điều này làm cho chất độc lưu lại trong người bé lâu hơn, ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
Lưu ý: Trong mọi trường hợp bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cứu chữa kịp thời.