Bị nấm khi mang thai phải làm sao?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bất kỳ một loại bệnh nào khi các mẹ mắc phải trong thời gian mang thai đều rất đáng lo. Vậy nếu bị nấm khi mang thai phải làm sao?

Nếu mẹ bầu bị nấm khi mang thai thì phải làm sao?

Sốt, viêm nhiễm phụ khoa hay mắc những bệnh khác đều là những nỗi lo của tất cả các mẹ bầu, bởi việc điều trị bằng thuốc hay những biến chứng của bệnh đều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nhưng, nếu bị nấm khi mang thai có nguy hiểm không và các mẹ bầu phải nên làm gì?

Bị nấm khi mang thai có nguy hiểm không?

Các mẹ bầu có biết, nấm âm đạo giống như những cục “sữa đông” phủ trong âm đạo do nấm candida albicans gây ra. Loại nấm này vốn luôn có sẵn trong âm đạo và thường không gây khó chịu gì khi môi trường ở mức cân bằng.

Mô tả ảnh.
Bị nấm khi bị viêm âm đạo có sao không? 

Đặc biệt là trong quá trình thai nghén, sự tăng tiết hợp chất glycogen trong âm đạo sẽ khiến nấm candida sinh sôi nhiều hơn và theo đó bệnh nấm âm đạo cũng phát triển. Khi bị nhiễm nấm âm đạo trong thời kỳ "bầu bí" là hoàn toàn bình thường, vậy nên các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, theo ý kiến của các bác sĩ thì việc điều trị kịp thời và đúng cách rất quan trọng với sức khoẻ của chị em và thai nhi.

Nguyên nhân nào gây nên nấm âm đạo ở mẹ bầu?

Theo các chuyên gia thì việc độ PH âm đạo thay đổi khi mang thai khiến phụ nữ mang bầu dễ bị nhiễm nấm. Đặc biệt là những thay đổi nội tiết trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu làm thay đổi pH ở âm đạo, vì thế họ rất dễ gây nhiễm nấm âm đạo. Ngoài ra, sự tăng hoặc giảm lượng đường hoặc axit của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo.

Do vậy, nếu có những biểu hiện của việc bị nấm âm đạo thì các mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp các bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Bị nấm khi mang thai phải làm sao?

Khi bị nấm âm đạo, thai nhi có bị ảnh hưởng gì không?

- Bé sơ sinh của người mẹ bị viêm âm đạo do nấm, khi sổ thai ngang qua âm đạo, có thể bị dính nấm vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng (đẹn) hoặc viêm da do nấm. Nếu bé đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sanh non tháng, đề kháng yếu, có thể gây viêm phổi do nấm, nhưng hiếm gặp.

- Không chỉ vậy, viêm âm đạo khi mang thai tăng nguy cơ sinh non, do đó, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do sự ảnh hưởng tiêu cực của nấm.

- Không chỉ vậy, nghiêm trọng hơn, khi nuốt phải nấm trên đường ra đời, bé còn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột.

Các chuyên gia khuyên bạn, khi có biểu hiện bất thường về dịch tiết âm đạo, bạn nên đi khám chuyên khoa để có những chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh điều trị nấm bằng thuốc uống vì thuốc rất có thể có hại cho thai nhi.

Bị viêm âm đạo, mẹ bầu cần tránh gì?

Ngoài việc có chế độ ăn uống và vệ sinh sạch sẽ, thì các mẹ bầu cũng nên chú ý một số điểm sau:

1. Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, tạo nhiều glycogen, điều kiện thuận lợi cho nấm âm đạo sinh sôi.

2. Phải thường xuyên vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, khô thoáng, tránh để ẩm.

3. Luôn chú ý mặc đồ lót mềm, thoáng và tránh mặc quần bó sát.

4. Không dùng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng có chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh vùng kín.

9 lợi ích to lớn chỉ bà bầu mới có
9 lợi ích to lớn chỉ bà bầu mới có
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mang bầu không chỉ là điều tuyệt vời và thiêng liêng, nó còn mang lại những lợi ích không ngờ về sức khỏe.
7 điều cần tránh khi mang thai mùa hè
7 điều cần tránh khi mang thai mùa hè
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Ghi nhớ 7 điều sau để bảo vệ bản thân và bé cưng tốt hơn trong mùa nóng này, mẹ nhé!
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn