Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, sau kì thi THPT Quốc gia năm nay sẽ xuất hiện nhưng trường hợp trớ trêu khi tổ hợp môn thi xét tuyển ĐH, CĐ của các thí sinh đạt điểm tuyệt đối nhưng do chủ quan hoặc học lệch nên tổ hợp môn thi xét tốt nghiệp bị điểm liệt. Điều này dẫn đến tình trạng khá tréo ngoe: trượt tốt nghiệp mà vẫn đỗ đại học.
Liên quan đến vấn đề này, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết tin tức: “Theo quy định, các tổ hợp môn của các thí sinh dù đủ điểm vào đại học cũng không được công nhận bởi trên lý thuyết, các em đã trượt tốt nghiệp thì không đủ điều kiện để xét tuyển ĐH, CĐ”.
Thầy Văn Như Cương đồng tình với quyết định của Bộ. |
PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi nhanh với thầy giáo Văn Như Cương (Chủ tịch trường THPT Lương Thế Vinh). Thầy Cương cho biết: “Quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo như vậy, theo tôi là hợp lý. Trước hết phải đủ điểm đỗ tốt nghiệp sau đó mới xét tuyển vào các trường cao đẳng và đại học. Các thí sinh có điểm thi các môn thi vào đại học cao đẳng cao mà các môn thi tốt nghiệp bị điểm liệt hoặc không đủ điểm xét tốt nghiệp phần lớn là do các em quá chủ quan hoặc học lệch. Không thể có chuyện thí sinh được 0,5 điểm môn Văn nhưng các môn Toán, Lý, Hóa cao là có thể đỗ đại học”.
“Theo quan điểm của cá nhân tôi, đây không phải một sự bất cập vì theo quy định ở bậc THPT muốn vào đại học phải có lượng kiến thức phổ thông làm nền, thể hiện ở điểm thi của các môn bắt buộc xét tốt nghiệp, nếu không đạt đương nhiên thí sinh sẽ trượt tốt nghiệp và không được xét vào đại học và cao đẳng.
Bởi lẽ, nếu điểm liệt các môn thi tốt nghiệp mà vẫn xét vào cao đẳng, đại học thì việc tổ chức thi các môn tốt nghiệp là vô ích. Vậy sẽ tiến hành bỏ thi tốt nghiệp mà chỉ thi đại học thôi. Vậy nhưng, nếu bỏ thi tốt nghiệp thì ngay từ tiểu học các thí sinh chỉ học các môn phục vụ thi đại học. Ví như thí sinh thi vào Đại học Khoa học Tự nhiên chỉ cần học Toán, Lý, Hóa mà không cần biết đến các môn Lịch Sử hay Địa lý, đó là điều không thể chấp nhận, sẽ tạo ra hiện tượng học lệch”.Thầy Cương cho biết.
Thầy Nguyễn Đức Tùng, giáo viên tại một trường THPT ở Thái Bình cho hay: “Quan trọng đầu tiên là người ta phải đảm bảo kiến thức phổ thông. Giả sử có trường hợp điểm liệt môn thi tốt nghiệp nhưng điểm cao các môn thi đại học mà đỗ đại học thì những năm sau đó sẽ xảy ra hiện tượng học lệch. Học sinh chỉ học những môn thi đại học mà không học các môn khác thì rất bất hợp lý.
Quan trọng nhất của việc đảm bảo giáo dục là học sinh phải nắm được kiến thức cơ sở, kiến thức phổ thông. Nếu chỉ tập trung các môn thi đại học thì từ bậc trung học cũng chỉ tập trung 3 môn thi đại học thôi sẽ tạo ra một sự lệch lạc về kiến thức. Nên theo tôi, quy định thí sinh sẽ không được học đại học nếu thi trượt tốt nghiệp là một quy định hợp lý”.
Vừa cười vừa ngẫm với bộ ảnh “Đại học thì có gì?” (Xã hội) - (Phunutoday) - Chùm ảnh "Đại học thì có gì?" đang được lan truyền nhiều trên mạng xã hội. Nó đã thể hiện hài hước cái nhìn của người đi trước về truyện thi cử. |