Sáng 23/12 (23 tháng Chạp âm lịch), không khí Tết bắt đầu nhộn nhịp kể từ ngày tiễn Táo quân về “chầu trời”. Hầu hết mọi nhà đều chuẩn bị một mâm lễ vật để cúng ông Táo. Trong đó, cá chép là món đồ không thể thiếu. Cá chép sống được thả trong chậu nước làm lễ, sau đó được phóng sinh ra ao hồ... Theo phong tục, cá chép chính là phương tiện để ông Táo chầu trời theo truyền thuyết cá chép sẽ hóa rồng để Táo quân cưỡi vượt vũ môn lên thiên đình để bẩm báo mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng, cho đến đêm Giao thừa thì Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Cá chép để ông Táo cưỡi về “chầu trời” vừa được phóng sinh, chưa kịp vùng vẫy đã bị nằm lọt trong các mẻ lưới hoặc cắn câu. |
Tại TPHCM, từ sáng 23/1, nhiều người dân đã mang cá chép ra khu vực như kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, kênh Tàu Hũ, kênh Tham Lươn, hồ để phóng sinh. Cá được thả chủ yếu là cá cá chép, cá vàng và có cả cá diêu hồng... những con cá này vừa rơi xuống mặt nước chưa kịp cùng ông Táo về “chầu trời” đã bị một nhóm người câu hay dùng vợt bắt lại đem đi chào bán lại hoặc mang về làm mồi nhậu.
Những chú cá chết nổi trên sông. |
Bên cạnh đó, nhiều người sau khi phóng sinh cá chép xuống sông đã tranh thủ “phóng sinh” luôn túi nilon khiến 2 bên bờ kênh ngập tràn rác.
Ngày tiễn ông Táo, những con cá được thả xuống - bắt lại - thả xuống… như một vòng tuần hoàn khiến “phương tiện” của ông Táo kiệt sức, chết nổi trên sông.
Chàng Tây thả cá chép tiễn Táo quân chầu trời sớm Anh Torsten Illagen cùng con trai tranh thủ ngày nghỉ đi chợ mua sắm đồ lễ, làm cơm cúng và thả cá chép tiễn Táo quân chầu trời theo phong tục người Việt Nam. |