Ích kỷ tự tư, không biết cách chia sẻ
Trong cuộc sống này có nhiều đứa trẻ ngang ngược, lúc nào muốn giữ chặt đồ của mình.
Cho dù là cha mẹ khi đụng vào đồ của chúng, chúng cũng đều khóc lóc ăn vạ, thậm chí có nhiều hành động quá khích.
Có lẽ nhiều bậc phụ huynh chỉ cho đó là cá tính tự do nhất thời của con nên không hề chú ý coi trọng, luôn nghĩ rằng sau khi con lớn lên sẽ có thể hiểu chuyện không còn như vậy.
Tuy nhiên thực sự không phải vậy. Đằng sau ham muốn sở hữu mạnh mẽ không biết cách chia sẻ với bạn bè đó, là ẩn chứa tính cách tự tư ích kỷ của con.
Nếu cha mẹ không uốn nắn chỉ bảo, khi con càng lớn thì càng biểu hiện tệ hại hơn.
Điều này cũng giống như câu giảng của người xưa: “Khi nhỏ ăn trộm kim khâu, lớn lên ăn trộm vàng”. Là cha mẹ hãy dạy con biết cách thấu hiểu mới có thể giúp con tránh được sự ích kỷ.
Không biết cảm ơn
Chúng ta thường xuyên nhìn thấy một bức tranh như này:
Sau khi ăn cơm xong, trẻ đẩy bát cơm ra và bỏ đi xem ti vi hoặc đi chơi, để mặc bố mẹ bận rộn thu dọn bát đũa.
Trong nhà có đồ ăn ngon, bố mẹ đều dành cho con thưởng thức, nhưng con rất ít khi mời bố mẹ ăn trước.
Con ốm, bố mẹ lo lắng quan tâm không rời mắt. Nhưng khi bố mẹ không khỏe, con rất ít khi hỏi thăm hoặc coi như không thấy…
Những đứa trẻ lớn lên trong bầu không khí như vậy, sẽ quen với việc đón nhận tình yêu thương, chăm sóc mà mọi người dành cho mình và sẽ cho rằng tình yêu mà mọi người dành cho mình là nghĩa vụ.
Theo lối suy nghĩ đó, trẻ không biết cách làm thế nào để chia sẻ yêu thương, hiếu thuận với những người sống bên mình.
Hãy dạy con cái cách biết sống cảm ơn, trân trọng những gì được nhận từ bố mẹ và người khác. Đừng hi sinh cho trẻ quá nhiều, cũng đừng can dự quá nhiều, hãy hỗ trợ để trẻ làm tất cả mọi việc.
Vô cớ cãi lời bố mẹ, khiến bố mẹ giận
Dùng những lời lẽ khó nghe phản bác lại, khiến bố mẹ giận, đó chính là biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ chưa hiếu thuận với người sinh thành.
Hiện nay, không ít trẻ là con một. Các gia đình cũng không đông con nên người lớn thường nuông chiều, luôn cố gắng đáp ứng những mong muốn của trẻ, đặc biệt là ông bà nội ngoại. Đôi lúc không thỏa mãn yêu cầu của trẻ, các bé sẽ lập tức vùng vằng, giận dỗi để đòi cho bằng được.
Khi trẻ mất bình tĩnh thì cha mẹ nên nhanh chóng dẫn dắt trẻ.
Trẻ không biết nhận lỗi
Có nhiều đứa trẻ rõ ràng biết mình sai nhưng khi bị bố mẹ nói thì đứa trẻ liền phủi sạch trách nhiệm, thậm chí đổ lỗi lên người khác.
Nói thêm câu nữa, trẻ sẽ lăn đùng ngã ngửa ra nhà khiến người lớn… hết cách.
Những đứa trẻ này đã quen với việc coi mình là trung tâm và điều này đến từ sự nuông chiều của bố mẹ. Nếu không kịp thời sửa đổi, sau này trưởng thành trẻ sẽ khó có thể trở nên đĩnh đạc, sống chuẩn mực.