Ngay từ xa xưa, cổ nhân đã rất chú trọng tới việc chọn vợ chọn chồng. Trong đó, có một câu thế này: "Trai tốt không lấy gái dâm bụt, gái tốt không gả trai mã hầu", việc đàn ông lấy phải đàn bà dâm bụt được coi là điều ô uế.
Trai tốt không lấy gái dâm bụt
Dâm bụt là bông hoa lớn màu đỏ, khi hoa nở rộ, nhìn từ xa, chúng mỏng manh và xinh đẹp, giống như một ngọn lửa đỏ, rất đẹp.
Hoa dâm bụt đẹp như vậy nhưng tại sao người xưa lại dạy một người đàn ông tốt lại không cưới một người phụ nữ xinh đẹp như hoa dâm bụt?
Trên thực tế, đây là lỗi của lối suy nghĩ truyền thống của Trung Quốc. Xã hội phong kiến Trung Quốc xưa yêu cầu người phụ nữ tam tòng, tứ đức chứ không chỉ nhìn vào nhan sắc hay không. Đặc biệt là đối với người bình thường, cưới vợ là việc trọng đại cả đời. Nếu lấy người phụ nữ có bề ngoài mỹ lệ, nhưng trong tâm bụng dạ hẹp hòi, thì sớm muộn gì cũng gây họa loạn gia đình.
Đảm đang, thực tế và đức hạnh là tiêu chuẩn của một người phụ nữ tốt. Khi lấy những cô gái dâm bụt, họ lười biếng, chỉ biết hưởng sung sướng chứ không thể chịu vất vả chăm lo gia đình. Trong lịch sử, có rất nhiều bậc đế vương chỉ vì ham mê sắc đẹp mà đã lầm đường lạc lối, thậm chí còn đánh mất cả giang sơn.
Trong dân gian cũng có cách nói, hoa dâm bụt chỉ nở hoa chứ không kết trái. Nếu như so sánh với người phụ nữ, có thể hiểu đơn giản là người phụ nữ này sẽ chẳng thể nào sinh con. Người xưa có câu rằng: “Có 3 tội bất hiếu, không có con nối dõi tông đường là tội lớn nhất”. Trong đó, nối dõi tông đường cũng bao hàm ý nghĩa của hôn nhân. Việc lấy một người phụ nữ không có khả năng sinh sản thì gia đình đó sẽ vô cùng bất hạnh.
Gái tốt không lấy trai mã hầu
Những người đàn ông được ví với ‘đại mã hầu’ thường là người có ngoại hình thô kệch, đức hạnh kém. Họ thường không làm đúng chức trách của một người đàn ông, không xứng đáng để dựa dẫm. Khi nghĩ đến việc một người phụ nữ kết hôn với ai đó, trước tiên cô ấy phải nhìn vào ngoại hình của đối phương.
Người xưa quan niệm rằng “tướng do tâm sinh”, một người có dung mạo xấu xí và nhăn nhó, cau có, nội tâm của họ chắc chắn cũng không mấy tốt đẹp. Tất nhiên, sẽ chẳng có gia đình nào nguyện ý gả con mình cho một người có tính tình xấu xa. Vì vậy, “gái tốt không lấy trai mã hầu''” nên được hiểu là phụ nữ khi lấy chồng thì phải lựa chọn, không thể lấy một người đàn ông xấu xí như khỉ ngựa và có đức hạnh kém.
Bởi vậy, câu nói “Trai tốt không lấy gái dâm bụt, gái tốt không gả trai mã hầu” vẫn còn nguyên giá trị trong quá khứ. Phụ nữ khi lấy chồng nên tìm một người đàn ông có bản lĩnh, có trách nhiệm để cả đời không phải lo cơm áo gạo tiền. Và khi một người đàn ông cưới vợ, anh ta cũng phải tìm một người phụ nữ có đức hạnh, có nhân cách tốt, sẵn sàng làm việc chăm chỉ và có thể chăm sóc gia đình, chứ không chỉ bởi vẻ ngoài của cô ấy, để gia đình có thể hòa thuận.