Các cụ dặn: "Chết đói cũng không gõ cửa nhà góa phụ", vì sao?

( PHUNUTODAY ) - Một trong những khắc cốt ghi tâm của người xưa đó chính là: "chết đói cũng không gõ cửa nhà góa phụ". Tại sao người xưa lại nâng cao quan điểm vấn đề gõ cửa nhà goá phụ như vậy?

Ông cha ta đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm sống truyền lại cho hậu thế với mong muốn con cháu đời sau không phạm phải những vết xe đổ của thế hệ đi trước. Một trong những khắc cốt ghi tâm của người xưa đó chính là: "chết đói cũng không gõ cửa nhà góa phụ". Tại sao người xưa lại nâng cao quan điểm vấn đề gõ cửa nhà goá phụ như vậy?

Ý nghĩa của câu nói "Chết đói cũng không gõ cửa nhà góa phụ"

chet-doi-cung-khong-go-cua-nha-goa-phu-4

Góa phụ chính là chỉ những người phụ nữ có chồng nhưng chồng đã mất vì lý do nào đó. Ngày nay, nếu hôn nhân đổ vỡ hay bất hạnh thì đi thêm bước nữa để tìm kiếm hạnh phúc mới đó là chuyện rất bình thường. Nhưng với xã hội ngày xưa thì nếu phụ nữ góa chồng thì muốn đi thêm bước nữa là khó vô cùng. Mặt khác thời xưa vốn nam tôn nữ ti, đàn ông có vai trò quan trọng trong gia đình.nThế nên khi một người phụ nữ mất chồng là chẳng khác nào họ mất đi cơ sở để sinh tồn, thân cô thân thế, trở nên yếu đuối. Hoàn cảnh sống ngày xưa của những góa phụ cũng hết sức khó khăn, thế nên nếu những người nghèo khổ mà tìm đến nhà của góa phụ để xin giúp đỡ thì sẽ khó xử cho cả hai.

Mặt khác câu nói “Chết đối cũng không gõ cửa nhà nữ góa phụ” của người xưa cũng nêu ra một đạo lý cơ bản. Người xưa cho rằng nếu đàn ông mà gõ cửa nhà góa phụ thì sẽ gây ra những thị phi, phiền phức. Nếu người đàn ông thường xuyên đến nhà góa phụ sẽ bị lời bàn tán không tốt đẹp, ảnh hưởng danh tiếng của cả hai. Đặc biệt người goá phụ đó sẽ mang tiếng xấu suốt đời bởi cái nhìn cực khắt khe với phụ nữ.

Thời xưa, góa phụ còn đáng giá hơn nữ nhân tái giá

chet-doi-cung-khong-go-cua-nha-goa-phu-2

Bên cạnh câu nói: “Chết đói không gõ cửa nhà nữ nhân góa phụ” thì người xưa cũng có câu: “Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá”. Hiểu đơn giản là nữ nhân tái giá vốn không được người xưa coi trọng bằng góa phụ.

Vào thời cổ đại, việc một người đàn ông cưới một người vợ là rất quan trọng, điều này không chỉ liên quan đến gia đình và cuộc sống của người đàn ông, mà còn liên quan đến địa vị xã hội và nhân phẩm của người đàn ông. Vì vậy, người đàn ông khi chọn vợ phải hết sức thận trọng, phải cân nhắc kỹ lưỡng ưu khuyết điểm.

Người xưa cực kỳ coi trọng tam tòng tứ đức của người phụ nữ. Bên cạnh đó thì phụ nữ cũng coi trọng danh tiết của mình. Họ cho rằng một khi đã kết hôn thì phải giúp chồng chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, chung thủy, một lòng với chồng. Nếu phụ nữ bị nhà chồng bỏ thì chắc hẳn là họ đã phạm sai lầm lớn.

Nhưng góa phụ ở đây lại khác. Đây là hoàn cảnh bất khả kháng. Chẳng ai muốn chồng mình qua đời khi mình còn trẻ cả. Thế nên góa phụ nữ chẳng liên quan đến phẩm hạnh của người phụ nữ. Mặt khác có nhiều người góa phụ vẫn ở vậy nuôi con khôn lớn, sống với mẹ chồng hiếu thảo nên càng được người khác xem trọng. Điều quan trọng nhất là những người phụ nữ này thường không cần quá nhiều của hồi môn, thậm chí đôi khi còn đưa lại một số tiền cho người đàn ông. Đó là một lựa chọn tuyệt vời cho nam giới, giúp họ tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lực để tập trung phát triển sự nghiệp và cuộc sống gia đình.

Dĩ nhiên đến thời hiện đại, quan điểm hôn nhân của nam và nữ đã không còn giống như trước nữa, tỉ lệ ly hôn cũng ngày càng cao hơn so với khi xưa, những cặp vợ chồng có thể bên nhau hạnh phúc cho đến bạc đầu ngày càng ít so với ngày xưa.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link