Cách cấp cứu ngộ độc rượu

16:00, Chủ nhật 22/04/2018

( PHUNUTODAY ) - Khi bị ngộ độc rượu nạn nhân sẽ mất khả năng tự chủ không điều chỉnh được hành vi, vì vậy cần được cấp cứu kịp thời tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc rượu

Bài này chỉ mô tả ngộ độc rượu thực sự, là ngộ độc alcool ethylic (ethanol).

+ Hôn mê : gọi hỏi không đáp ứng, hoặc đáp ứng khi gọi rồi lại nằm yên Giai đoạn sớm : thở sâu, mặt đỏ ướt, mạch đập mạnh Giai đoạn muộn : thở nhanh nông, mặt khô, mạch nhanh yếu, huyết áp tụt, đồng tử giãn.

+ Nôn. Có thể sặc chất nôn vào phổi gây ra suy hô hấp : khó thở, thở nhanh, tím môi, thở khò khè, lọc sọc.

+ Hạ đường máu : thường khó phát hiện trên lâm sàng, vì các dấu hiệu của hạ đường máu bị hôn mê do rượu che lấp. Nếu nặng có thể có co giật.

+ Hạ thân nhiệt : có thể ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, đặc biệt là về mùa lạnh.+ Cần chú ý là một người say rượu có thể bị ngã, và có các tổn thương do ngã (chấn thương, sặc nước, sặc bùn,… )

lm

Các cấp cứu người ngộ độc rượu

Trước hết, cần cho người say uống một lượng nước ít nhất cũng bằng lượng rượu uống vào để pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tìm cách gây nôn hết, xát mạnh hai bên má.

Có thể áp dụng một trong những bài thuốc sau đây:

– Dùng 3 lát gừng tươi giã nát, trộn với một ít giấm và đường, rồi ép lấy nước để uống

Dùng 1 nắm đậu xanh giã nát, ít trà mạn và 1 chén nước, đun lên để uống.

– Lá dong (vẫn được dùng để gói bánh chưng) 100-200g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho uống.

– Dùng củ cải trắng ép lấy nước hoặc đun sôi lên để uống.

– Nếu bị say kèm đau đầu, hãy giã rau cần tươi hoặc lá dong rồi vắt lấy nước cốt để uống.

Hoặc đơn giản chỉ cần ăn bát cháo hoa nóng, nấu loãng.

– Pha 1 ly cà phê đen đặc, nguyên chất không đường, đá hay sữa, hoặc 1 tách trà mạn đậm đặc, rồi uống từng ngụm một chứ không uống liền 1 lúc. Uống trà atiso hoặc dùng hoa atiso, hoa tam thất đun nước uống cũng có tác dụng tương tự.

Với hoa quả, có thể uống 1 cốc nước chanh, nước cam ấm hoặc nước ép quả lê hay quả lựu.

– Uống 1 cốc nước mía pha chút nước cốt chanh hoặc quất.

Sau đó, cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt người bị ngộ độc nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. 

Nếu có biểu hiện bất thường như co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Ðể phòng, tránh ngộ độc rượu, chỉ nên mua và sử dụng các loại rượu đóng chai có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng.Tuyệt đối không nên lạm dụng rượu, nhất là đối với người bệnh mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, huyết áp..     

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link