Khi bị viêm tai giữa, người bệnh chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Trong số đó, nhóm kháng sinh B Lactam là nhóm thuốc được được nhiều người ưu chuộng nhất bởi công dụng điều trị của nó được đánh giá là đạt hiệu quả khá cao. Bên cạnh sử dụng kèm theo kháng sinh, người bệnh cũng cần kết hợp với một số loại thuốc giúp loại bỏ nhạnh các triệu chứng của bệnh như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt hay như thuốc chống phù nề...
Sau khi giai đoạn xung huyết không được chữa trị kịp thời sẽ biến chứng sang giai đoạn viêm tai giữa có mủ. Đối với giai đoạn này, việc điều trị sẽ không chỉ là sử dụng các loại thuốc như đã áp dụng ở giai đoạn xung huyết, mà nó còn phải phải thực hiện giải pháp tiểu phẫu, tức là cần trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ ra ngoài.
Ở giai đoạn thứ ba của bệnh viêm tai giữa, bệnh nhân cũng như người chăm sóc sẽ để ý thấy những biểu hiện như dịch ứ mủ xuất hiện nhiều. Khi dịch mủ xuất hiện nhiều và có thể chảy ra ngoài thì việc điều trị lúc này còn cần bổ sung các loại thuốc chống viêm, chống phù nề kết hợp với các thuốc giảm đau cho người bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa.
Chức năng của tai khi bị viêm tai giữa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tai có hai nhiệm vụ, lắng nghe và giữ thăng bằng. Nó gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Hoạt động nghe sẽ bắt đầu từ lúc sóng âm thanh đi xuyên qua không khí tới tai ngoài, còn gọi là loa tai, phần có thể nhìn thấy. Sau đó, các sóng âm thanh đi từ loa tai qua ống tai và vào tai giữa - bao gồm màng nhĩ và 3 xương nhỏ. Khi màng nhĩ rung, các xương nhỏ sẽ khuếch đại các rung động và mang chúng tới tai trong. Tai trong có nhiệm vụ "phiên dịch" các rung động thành tín hiệu điện và gửi chúng tới dây thần kinh thính giác nối với não bộ. Khi các xung thần kinh đến não, chúng được "diễn giải" thành âm thanh.
Cách phòng tránh cũng nhưu chưa trị bệnh viêm tai giữa tốt nhất khi giữ gì vệ sinh tai sạch sẽ tai mũi họng. Hàng ngày phải chú ý vấn đề vệ sinh tai, giữ cho tai luôn được sạch sẽ và khô thoáng, các vùng xung quanh tai cũng phải vệ sinh sạch sẽ. Nên tạo cho mình thói quen tốt, lành mạnh, không nên dùng ngón tay, kẹp tóc, que diêm… hoặc những vật cứng, sắc nhọn khác để ngoáy tai tránh cho ống tai ngoài bị tổn thương dẫn đến viêm tai ngoài.
Lưu ý khi đã bị viêm khác với khi chưa bị. Nếu đã bị viêm tai giữa, không nên dùng nước để rửa tai, cần phải lau rửa cẩn thận tránh cho bệnh diễn biến ngày một nghiêm trọng hơn. Khi mắc các bệnh về tai khác cần tích cực điều trị tránh dẫn đến bệnh viêm tai giữa có cơ hội phát sinh.
Đặc biệt khi bị viêm tai giữa bạn không được đi bơi để tránh nhiễm trùng. Trước khi đi bơi, hãy để bác sĩ kiểm tra tỉ mỉ tai, nếu phát hiện có ráy tai thì nên để các bác sĩ giúp bạn lấy ra tránh cho ráy tai sau khi gặp nước sẽ khiến ống tai ngoài bị tắc gây ra viêm tai ngoài. Nếu như có bệnh về tai thì không nên đi bơi tránh cho bệnh tái phát. Các bệnh nhân bị tiểu đường khi đi bơi nên đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh tránh dẫn đến viêm tai giữa mang tính chất hoại tử.
Sau khi tắm xong luôn luôn giữ cho tai được khô thoáng. Nghiêng xuống dưới, nhảy bằng một chân nhiều lần để nước có thể tự động chảy ra ngoài. Sau đó, dùng tăm bông y tế nhẹ nhàng ngoáy tai để làm sạch tai một lần nữa, không được dùng tay ngoáy tai. Nếu mũi bị nước vào thì nên dùng tay nhẹ nhàng ấn vào một bên lỗ mũi, sau đó xì chất dịch ở bên trong mũi còn lại ra, sau đó lại dùng phương thức như vậy để áp dụng đối với bên lỗ mũi kia, tránh cho cách xì mũi sai mà khiến cho nước bẩn và vi sinh vật có cơ hội thông qua vòi nhĩ để xâm nhập vào tai, gây ra viêm tai ngoài.