Cách đơn giản khắc phục chứng ngủ ngáy

15:10, Thứ năm 23/01/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Ngủ ngáy tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng rõ ràng nó sẽ gây cho bạn rất nhiều phiền toái. Ngủ ngày làm cho người ngủ bên cạnh cảm thấy không thoải mái, thậm chí khó chịu vì những tiếng đông phát ra khi ngủ. Vậy làm sao để khắc phục được tình trạng này. Các bạn có tham khảo một vài cách dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến ngủ ngáy

Ngáy có thể được gây ra bởi một mô mỡ lớn dày cộm lên trong cổ họng và miệng làm thay đổi cấu trúc, thu hẹp và cản trở không khí. Kích thước mô tăng khi trọng lượng cơ thể tăng, đó là lý do tại sao những người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh ngáy cao hơn.

Những người uống rượu hoặc thuốc an thần trước khi ngủ có thể ngáy trong lúc ngủ vì các mô trong cổ họng và miệng bị giãn nhiều hơn.

Ngoài ra, với một số người, ngáy có thể là triệu chứng của một loại rối loạn giấc ngủ có tên gọi là ngưng thở khi ngủ.

Ngáy có thể là dấu hiệu nguy hiểm

Ngáy thường là hiện tượng phổ biến và vô hại đối với hầu hết mọi người nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ khác. Ngáy có liên quan đến việc nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh tim và cao huyết áp tăng cao.

Phụ nữ mang thai có thể bắt đầu bị ngáy trong ba tháng giữa của chu kỳ bầu bí. Nguyên nhân là do sự tăng huyết áp, một điều rất nguy hiểm khi mang thai. Vì vậy, nếu phụ nữ mang thai xuất hiện hiện tượng ngáy thì cần sớm được kiểm tra huyết áp.

15% trẻ em ngáy do amiđan và vòm họng mở rộng. Những trẻ em mắc bệnh ngáy thường có chỉ số thông minh thấp hơn và các vấn đề hành vi cao hơn những đứa trẻ không ngáy khác. Nếu trẻ ngáy 2-3 lần/tuần, thì nên đưa trẻ đến bác sỹ khám sớm.

Cách khắc phục hiện tượng ngáy

1. Tránh uống rượu trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ từ 2 – 3 tiếng bạn nên tránh xa các loại đồ uống có chứa cồn hoặc uống những loại thuốc có tác dụng an thần. Những loại thuốc này có chứa chất kích thích gây nên những ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh làm cho các cơ ở cổ họng bị nới lỏng hơn – “thủ phạm” gây nên chứng ngủ ngáy.

2. Đi ngủ theo giờ giấc đều đặn

Những người hay bị làm rối giấc ngủ hoặc thiếu ngủ rất dễ ngáy. Nếu bạn tập được thói quen đi ngủ theo giờ giấc đều đặn thì cơ thể sẽ không lâm vào tình trạng quá mệtt mỏi và giúp khỏi ngáy.

Nên nằm gối cao hơn bình thường để giúp cho luồng khí trong cổ họng đi thẳng theo luồng khí.

3. Ngủ ở tư thế nằm nghiêng

Ngủ ở tư thế nằm nghiêng hơn là nằm ngửa, hàm dưới có khuynh hướng trễ xuống làm bạn há miệng và dễ ngáy. Nếu bạn có thói quen lúc đầu nằm nghiêng rồi lại xoay sang nằm ngửa, chỉ có cách nhờ "bà xã"" hay ai đó xoay bạn nằm nghiêng trở lại. Nếu không nhờ ai được, bạn có thể đính một chiếc tất vào sau cổ áo, lấy một quả bóng tennis luồn vào tất túm lại để làm vật cản giúp bạn khỏi xoay ngửa ra.

4. Tăng độ ẩm cho phòng ngủ

Tăng độ ẩm cho phòng ngủ, bởi lẽ độ ẩm trong phòng ngủ thấp sẽ khiến cho cổ họng bị khô, và dễ gây nên hiện tượng ngủ ngáy.

Không nên ăn những loại thực phẩm được chế biến từ bơ sữa trước khi đi ngủ bởi nó có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới quá trình hô hấp của bạn trong khi ngủ, gây nên hiện tượng ngủ ngáy.

5. Giảm cân

Nếu bạn thuộc tuýt người béo phì và quá dư thừa cân nặng, cần áp dụng các biện pháp giảm cân. Vì những người dư cân thường có cần cổ to và dày khiến đường hô hấp trở nên hẹp, gây ra những âm rung khi lưỡi và phần họng trên tiếp xúc với phần mềm vòm miệng và lưỡi gà.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Cao Thị Thủy