Cách làm đèn hoa đăng thả sông lung linh đón ngày lễ Vu Lan

20:00, Thứ tư 26/08/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Ngày lễ Vu Lan đang tới gần, hãy học ngay cách làm đèn hoa đăng thả sông để cầu cho đất nước hòa bình, nhân dân an lạc.

Nguyên liệu:  

me
Theo truyền thống, cứ vào dịp gần rằm tháng 7 là người ta lại tìm các cách làm đèn hoa đăng thả sông để gửi gắm một tâm niệm an lạc cho mình và mọi người. 

- Giấy với màu sắc bạn thích để gấp đèn (ít nhất 2 loại màu)  

- 1 vỏ hộp sữa chua  

- 1 hộp nến hoặc 1 chiếc nến tròn  

Cách làm:

Đầu tiên, để thực hiện cách làm đèn hoa đăng thả sông bạn cần chuẩn bị 2 loại giấy màu và cắt chúng thành 2 hình vuông. Sau đó, bạn chập 2 tờ giấy với nhau và gấp theo như trong hình. 

me
Gấp chéo 2 tờ giấy vuông.

Tiếp theo, bạn dở giấy ra, gấp thành hình tam giác vuông theo đường vừa gấp chéo tờ giấy vuông. Cũng thực hiện gấp 2 tờ giấy như trong hình. 

me
Gấp hình tam giác vuông.
me
Tiếp tục gấp hình tam giác vuông bên đối diện.

Tiếp theo, bạn lại thực hiện gấp tam giác vuông, nhưng lần này gấp ở phần bên giấy nhỏ hơn hình tam giác vuông ban nãy. Chú ý, lần này bạn gấp 1 bên thôi nhé! 

me
Gấp thêm một hình tam giác vông nhỏ.

Rồi bạn quay mặt sau của tờ giấy lại, gấp hình tam giác cân lên như trong hình. Khi gấp lên, màu hồng (màu của tờ giấy bên trong sẽ lộ ra). 

me
Thực hiện gấp tam giác cân.

Tiếp tục, chúng mình bước đến đoạn gấp đèn hoa đăng khá phức tạp trong các bước. Bạn thực hiện gấp phần tam giác cân vào nếp gấp ở bước trên khi gấp tam giác vuông nhỏ. 

me
Trong cách làm đèn hoa đăng thả sông này bạn đặc biệt chú ý đến bước này nhé!

Rồi bạn mở giấy ra, bạn sẽ nhìn thấy 2 nếp gấp trên hình và bạn đưa 2 nếp giấy này vào nhau, chúng sẽ tạo nên hình thù giống 1 cánh hoa sen. 

me
Bạn mở giấy ra này.
me
Tiếp tục, bạn đẩy 2 nếp gấp vào nhau.

Sau khi đẩy 2 nếp gấp vào với nhau, chúng được hình như này và bạn dùng bút hoặc thước kẻ tuốt bên trên ngọn của cánh hoa để chúng có độ cong.  Cứ như vậy, bạn thực hiện làm thêm 8 cánh để xếp chúng thành hoa đăng nhé! 

me
Làm thêm nhiều cánh hoa để xếp thành hoa đăng.

Bây giờ, bạn chỉ cần xếp các cánh hoa với nhau thôi nhé! Bạn  lật phần đầu tam giác cân lên, sau đó cho phần cạnh của tam giác ở cánh hoa thứ 2 xuống bên dưới.

me
Gấp đôi hình tam giác cân.
me
Tiếp tục xếp các cánh hoa vào với nhau.

Rồi bạn gấp đôi hình tam giác vuông của một cánh hoa vào, cánh hoa tiếp theo để xếp với cánh hoa thứ 3 và cứ thế tiếp tục bạn sẽ được chiếc đèn hoa đăng handmade đấy.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành sản phẩm với cách làm đèn hoa đăng thả sông rồi, giờ hãy ngắm nhìn và cho nến vào thôi nhé! Đây là phần trong của hoa đăng.

me
Phần bên trong hoa đăng.

Đây là đáy hoa đăng. Với đáy như thế này, nếu bạn muốn thả từng chiếc hoa đăng, thì hãy dùng kéo cắt đáy hộp sữa chua và dùng kim khâu gắn vào, để thả cho giấy khỏi ướt nhé.

me
Đáy của chiếc đèn hoa đăng.

Bước cuối cùng, bạn chỉ cần gắn nến vào là hoàn thành chiếc đèn hoa đăng rồi. Hãy cùng ngắm sản phẩm tự tay mình làm để tham dự lễ Vu Lan nhé! Chúng thật có ý nghĩa và mang đến cho bạn nhiều hứng thú đúng không nào?  

Nếu bạn không gắn được đáy hộp sữa chua vào phần đáy của đèn hoa đăng thì hãy cho chúng vào một chiếc mẹt nhỏ với khoảng 5 chiếc đèn là thả sông thật đẹp rồi.  

me
Làm đèn hoa đăng rất đơn giản, sản phẩm lại vô cùng lung linh.
me
Bạn có thể làm đèn hoa đăng với nhiều màu sắc khác nhau.
me
Thắp nến trông chúng thật lung linh phải không nào?
me
Cũng có những tổ chức, cá nhân làm đèn hoa đăng hình bông sen to và sáng như này.
me
Bên cạnh việc thả sông, đèn hoa đăng còn dùng để cầu nguyện và sếp thành những hình thù theo mục đích riêng của người dùng.

Bên cạnh việc làm đèn hoa đăng để thả trong đêm lễ, thì bạn còn cần cúng cô hồn vào ngày hôm đó, đây cũng là một nghi thức cần có trong ngày rằm tháng 7 và ngày lễ Vu Lan. 

Ý nghĩa việc thả đèn hoa đăng

Theo nguyên nghĩa, Hoa đăng có nghĩa là đèn hoa. Lễ hội thả Hoa đăng là lễ hội thắp đèn được trang trí bằng những chiếc đèn hoa. Hoa đăng được thắp sáng nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt Nam vào những ngày lễ lớn. Đặc biệt là lễ hội đầu năm mới, lễ Thượng Nguyên, đốt đèn mừng lễ hội, cầu nguyện quốc thái dân an, cầu âm siêu dương thái. Hoa đăng được thả trên sông vừa ấm cúng, thẩm mỹ, giàu truyền thống vừa mang lại giá trị tâm linh mở đầu cho một năm mới tốt đẹp.

Có thể thấy rõ hơn ý nghĩa ấy về Hoa đăng trong Phật giáo. Một trong những danh hiệu của đức Phật A Di Đà là Vô Lượng Quang. Nghĩa là, hào quang của Ngài chiếu phắp mọi nơi, soi rọi đường cho chúng sanh bước ra khỏi sinh tử. Ánh sáng còn tượng trưng cho trí huệ.

Ngài dùng trí huệ để giáo hóa chúng sanh, từ trong đêm tối nhờ vào ánh sáng trí huệ mà thoát khỏi vô minh tăm tối. Đây là điều có thể lý giải được. Trong thế giới ngày nay, vấn đề ánh sáng rất cần thiết cho mọi sinh hoạt của con người, cũng như vậy ánh sáng của trí huệ đưa con người ra khỏi u mê. Ngoài ra, trong Phật giáo còn có Phật Dược Sư cũng được gọi là Lưu Ly Quang Như Lai cũng cùng chung một ý nghĩa này. Trong kinh Dược Sư còn dạy cách đốt đèn cúng dường và cầu nguyện. Đèn có thể làm nhỏ như quả cam hoặc to như bánh xe, có thể xếp thành 7 tầng, thắp suốt 49 ngày đêm thành tâm cầu nguyện thì mọi việc được an lành.

Trong ý nghĩa đó, việc thả đèn hoa đăng trên sông cũng nhằm mục đích chúc mừng, cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu nguyện siêu độ cho người đã khuất theo ánh sáng ấm áp mà xả bỏ oan khiên thù hận bước theo con đường giải thoát khổ đau

Ngày đầu xuân năm mới khai mở lễ hội thả đèn Hoa đăng là một lễ hội thuần túy của người Việt Nam vốn có từ xưa, vừa cầu nguyện cho đất nước vinh quang, mưa thuận gió hòa, nhà nhà được no ấm, người người được bình an. Đây là một việc làm hữu ích của Ban tổ chức và những người tham gia.

Đối với Phật giáo, vào những ngày lễ lớn hoặc tổ chức những khóa lễ tu tập hay cầu nguyện đều có tổ chức lễ hội phóng sanh đăng. Có thể tổ chức đốt đèn trong chùa tháp, tổ đường, hoặc thả đèn trên sông và thả các loại thủy sinh. Đây là một nghĩa cử đầy nhân bản, nhân văn về việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho lễ hội càng thêm nhiều ý nghĩa, tâm niệm tốt đẹp và truyền cho nhau. Cầu chúc nhau một tâm niệm yêu thương nhân bản.

Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là ánh sáng xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp và phồn vinh, hướng đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mỗi ngọn đèn trên tay là một lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc và nhân dân an lạc.

Cách luộc gà vàng bóng óng ả để cúng rằm tháng 7
Cách luộc gà vàng bóng óng ả để cúng rằm tháng 7
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Để luộc gà cúng ngon, có dáng đẹp bày lên mâm cỗ mặn cúng rằm tháng 7, chị em nên bỏ túi ngay những kinh nghiệm dưới đây.
Cách nấu xôi ba màu hấp dẫn cho Rằm tháng 7
Cách nấu xôi ba màu hấp dẫn cho Rằm tháng 7
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cùng học cách nấu món xôi ba màu cho mâm cỗ rằm tháng 7 thêm phần hấp dẫn bạn nhé!
8 món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng cha mẹ nhân ngày lễ Vu Lan
8 món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng cha mẹ nhân ngày lễ Vu Lan
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Vào lễ Vu Lan hãy gửi tặng tới cha mẹ những món quà vô cùng ý nghĩa và tràn ngập sự yêu thương bạn nhé!
Mùa Vu Lan và ý nghĩa của bông hồng cài trên ngực áo
Mùa Vu Lan và ý nghĩa của bông hồng cài trên ngực áo
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Lễ cài bông hồng trong dịp mùa Vu Lan được xem là một buổi lễ báo hiếu quan trọng đối với những người con Phật.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi