Mới đây thông tin người tiêu dùng trên cả nước có thể đã ăn tới 6 tấn chất cấm trong chăn nuôi trong suốt mấy năm qua khiến nhiều người hoang mang, lo lắng.
Vậy chất cấm Sabutamol là gì, có nguy hiểm không? Và, cách phân biệt thịt lợn sạch với thịt lợn có chứa chất tạo nạc Sabutamol như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bà nội trợ cách nhận biết thịt lợn sạch bằng mắt thường chuẩn nhất.
Salbutamol là chất gì, có nguy hiểm không?
Salbutamol được biết đến như nguyên liệu làm thuốc điều trị hen suyễn nhưng lại có tác dụng tạo nạc nên nhiều người dùng trong chăn nuôi. Salbutamol là chất cấm trong chăn nuôi ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Đây là chất độc, hết sức nguy hiểm.
Salbutamol thuộc nhóm chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi, thuộc nhóm β2-agonist, có tác dụng giãn cơ, dùng điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính. Nhóm này bao gồm các chất: Salbutamol(Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine,Epinephrine(thúc chín tố), Fenoterol,Formoterol,Isoproterenol(β1and β2), Metaproterenol,Salmeterol, Terbutaline, Clenbuterol,Isoetarine, pirbuterol, procaterol, ritodrine, epinephrine.
Trong những chất kể trên thì Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Các chất này còn có tác dụng làm tăng hàm lượng protein, kích thích tăng trưởng nhờ quá trình chuyển hóa hàm lượng mỡ tích tụ thành các mô cơ ở vật nuôi. Tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi tiêu thụ những thức ăn có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm các chất này, gây ra những vụ ngộ độc thực phẩm do sự tích tụ trong gan, các bệnh liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh trung ương… Sở dĩ như vậy là do các hợp chất này được sử dụng như là một chất kích thích tăng trưởng, phân phối lại dưỡng chất trong vật nuôi một cách quá mức và bất hợp pháp.
Các chuyên gia cảnh báo, nếu ăn nhiều thịt có chứa chất tạo nạc sẽ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh trung ương… |
Cách phân biệt thịt heo có chứa Salbutamol và thịt heo sạch
Theo các chuyên gia nông nghiệp, lợn nếu được nuôi bằng hóa chất tạo nạc thì da sẽ mỏng hẳn, khi lợn còn sống da có độ căng bất thường, có cảm giác như bị ứ nước bên trong. Khi chọn thịt cần tránh loại mà lớp mỡ dưới da mỏng, lỏng lẻo, dày chưa đến 1cm (trong khi lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5 – 2cm).
Khi thái thịt nếu miếng thịt mềm, không đứng vững được thì có khả năng là loại bị sử dụng chất tạo nạc.
Khi mua thịt cần để ý chỗ liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có dịch vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt nuôi bằng chất tạo nạc.
Thịt lợn nuôi bằng chất tạo nạc thường có màu đỏ bất thường và sáng, bóng hơn bình thường, tuy nhiên lại dễ bị biến thành màu đỏ sậm ngả sang đen, khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.
Bên cạnh các loại thịt lợn có thể được nuôi bằng chất tạo nạc, thịt lợn trên thị trường hiện nay vẫn có nhiều loại được tạo bằng các giống lợn cao nạc hoặc giống siêu nạc và có giá trị dinh dưỡng cao. Mặc dù thường rất khó để phân biệt đâu là thịt lợn từ giống siêu nạc với thịt lợn được nuôi bằng chất tạo nạc.
Mặc dù thường rất khó để phân biệt đâu là thịt lợn từ giống siêu nạc với thịt lợn được nuôi bằng chất tạo nạc.
Tuy nhiên, khi mua người tiêu dùng quan sát để chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt.
Thịt tươi, ngon phải có lớp mỡ có màu sáng bóng, phần nạc có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Thịt tươi và sạch cần phải không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh.
Có một cách phân biệt nữa là sau khi mua thịt về, có thể thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn, khi dùng tay ấn vào miếng thịt và lấy ra thì miếng thịt không trở về hình dạng ban đầu chứng tỏ thịt heo này có độ đàn hồi kém. Ngoài ra, những con heo dùng chất tạo nạc khi giết thịt thì thịt thường có màu đỏ sậm ngả sang đen, thịt mất đi tính hấp dẫn vốn có. Trên bề mặt da, đặc biệt ở các vị trí khớp, khuỷu… có những quầng chấm đỏ lan rộng, pha lẫn sậm đen là biểu hiện của vật nuôi bị hóa chất làm vỡ các mao mạch, khiến máu tung tóe ở phía dưới da, hệ quả của việc khi bị stress trước lúc giết mổ.
Chất tạo nạc Salbutamol là gì, có nguy hiểm không? (Xã hội) - (Phunutoday) - Nếu chúng ta ăn phải chất tạo nạc tồn dư trong thịt lợn, cơ thể sẽ nhiễm độc, gây rối loạn tiêu hóa, nhịp tim nhanh, thậm chí mất mạng. |
Bộ Y tế phản hồi vụ "6 triệu con heo xơi chất cấm Salbutamol" (Xã hội) - (Phunutoday) - Bộ Y tế khẳng định, “trên 6 triệu con heo xơi chất cấm vô bụng người Việt” là thông tin chưa chính xác. |