Cấm kỵ khi ăn bưởi bất cứ ai cũng cần biết tránh hối hận chẳng kịp

( PHUNUTODAY ) - Cấm kỵ khi ăn bưởi bất cứ ai cũng cần biết tránh hối hận chẳng kịp - đừng chủ quan kẻo rước hoạ vào thân.

buoi-1

 

Thường xuyên ăn bưởi, có tác dụng hỗ trợ việc trị liệu đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng động mạch, có công dụng giúp giảm béo. Ngoài ra, vỏ bưởi có chứa chất glycosides mang hoạt tính sinh lý, có thể tăng độ lưu thông cho máu, giảm thiểu sự hình thành của huyết khối, chính vì vậy có tác dụng phòng bệnh tắc nghẽn mạch máu não. Tuy nhiên, bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày của bạn, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi. Những người này thường có ý niệm ăn bưởi khi đói sẽ tăng tác dụng đáng kể.

Do đó, bạn chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.

Trong trái bưởi có chứa chất kali rất phong phú, cho nên đây là loại trái cây trị liệu lí tưởng cho những người mắc bệnh thận, và bệnh về mạch máu não, hơn nữa trong tép bưởi tươi có chứa thành phần chất như insulin, cũng là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Vitamin P trong trái bưởi có thể tăng cường chức năng của các lỗ chân lông trong da, giúp mau lành những viết thương ở ngoài da, hơn nữa hàm lượng calo trong trái bưởi ít, nó có thể giúp giảm béo, có tác dụng làm đẹp da. Rất phù hợp với nguyên tắc “đẹp tự nhiên” của chị em, là loại hoa quả thích hợp nhất cho sự chọn lựa của các bạn gái trong mùa thu đông.

Hàm lượng vitamin C trong trái bưởi là chất hóa học của quả trong tự nhiên có thể giảm làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu của cơ thể, đồng thời còn có lợi cho việc hấp thụ canxi, sắt giúp tăng cường thể chất.

Thường xuyên ăn bưởi, có tác dụng hỗ trợ việc trị liệu đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng động mạch, có công dụng giúp giảm béo. Ngoài ra, vỏ bưởi có chứa chất glycosides mang hoạt tính sinh lý, có thể tăng độ lưu thông cho máu, giảm thiểu sự hình thành của huyết khối, chính vì vậy có tác dụng phòng bệnh tắc nghẽn mạch máu não. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần thận trọng khi ăn bưởi.

Không ăn bưởi khi dùng một số loại thuốc

Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận. Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.

Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride... Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi. Nếu bạn lạm dụng hoặc ăn bưởi không đúng cách có thể khiến cho lợi ích của nó giảm xuống đáng kể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, phụ nữ đang uống thuốc tránh thai cũng tuyệt đối không nên ăn bưởi. Bởi lẽ, thuốc tránh thai rất kỵ với bưởi. Theo một nghiên cứu của Mỹ cho biết, bưởi trực tiếp ảnh hưởng đến thuốc tránh thai rõ rệt, nó sẽ làm cản trở sự hấp thụ thuốc tránh thai vào trong cơ thể.

buoi-2

 

Không ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc lá

Theo các chuyên gia thì việc uống rượu, hút thuốc lá cần có khoảng thời gian là 48 tiếng đồng hồ mới nên ăn bưởi hay uống nước bưởi. Lý do là hàm lượng chất Pyranocoumarin trong bưởi sẽ tăng cường sự chuyển hóa của men ruột (cytochromes P450). Điều này sẽ làm tăng những độc tính của thuốc là và rượu, các chất độc được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn bình thường đặc biệt là chất nicotin và ethanol.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn