Gần đây nhiều người dân bị sập bẫy kẻ lừa đảo, những chiêu trò chúng đưa ra vô cùng hấp dẫn khiến cho những người dân hiền lành cả tin bị mắc bẫy kẻ lừa đảo vô cùng dễ dàng khiến tiền mất tật mang. Trong đó, dáng nói tới kẻ lừa đảo thường mạo danh nhân viên BHYT, BHXH để lừa đảo người dân. Bởi vậy người dân nên lưu ý khi có gian tự nhận nhân viên BHYT, BHXH gọi tới cho mình.
Tham gia BHYT 5 năm liên tục được trợ cấp 5 triệu đồng là thông tin lừa đảo
Trong thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo qua mạng xã hội ngày càng tinh vi và phức tạp. Những kẻ lừa đảo nghĩ ra nhiều chiêu trò mới để người dân lơ lỏng cảnh giác và dễ dàng sập bẫy. Mới thời gian gần đây, BHXH quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng nhận được phản ánh của người dân về việc hỗ trợ làm thủ tục xin trợ cấp tiền BHYT thông qua mạng xã hội. Đây hoàn toàn là thông tin lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.
Kẻ lừa đảo mạo danh là nhân viên của BHXH, BHYT mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo rất nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng gần đây vẫn tiếp tục diễn ra. Các đối tượng tạo các tài khoản, trang giả mạo trên mạng xã hội Facebook và đăng bài nhận làm nhanh các thủ tục liên quan đến BHXH để tìm kiếm “con mồi”. Khi có người dân liên hệ, các đối tượng tự xưng là cán bộ BHXH và tiếp nhận yêu cầu của người dân, rồi yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân, ảnh chụp CCCD và sổ BHXH, thẻ BHYT để hỗ trợ làm thủ tục. Sau đó, các đối tượng sử dụng thông tin trên làm giả công văn của BHXH Việt Nam có chữ ký, con dấu giả mạo BHXH Việt Nam gửi cho người dân rồi yêu cầu người dân đóng phí hồ sơ qua tài khoản ngân hàng cá nhân để chiếm đoạt tiền của người dân.
Chính vì vậy, cơ quan BHXH đề nghị người dân chỉ cung cấp thông tin cá nhân hoặc nghe tư vấn các thủ tục hành chính qua các kênh chính thức của cơ quan BHXH. Trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người dân báo ngay cho cơ quan Công an hoặc cơ quan BHXH nơi gần nhất để xử lý.
Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo về Bảo hiểm y tế
Gần đây, có một nữ bệnh nhân sống tại TP.HCM nhận cuộc gọi từ số điện thoại lạ, tự xưng là người cơ quan Bảo hiểm xã hội thông báo về khoản nợ tiền chi phí khám BHYT của bà lên đến 29 triệu đồng. Khiến cho người bệnh nhân này vô cùng lo lắng. Nhưng trong quá trình tìm hiểu thông tin thì bệnh viện nơi bệnh nhân này điều trị khẳng định đây chính là chiêu trò lừa đảo của những kẻ gian. Tại bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM vừa thông báo, trong thời gian gần đây, đơn vị tiếp nhận nhiều phản ảnh của người dân về chiêu lừa đảo xung quanh những khoản nợ tiền khám bảo hiểm y tế và nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Theo chia sẻ của nạn nhân thì những kẻ lừa đảo có nhiều chiêu trò tính vi để tăng tính chân thực, các đối tượng còn cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như số căn cước công dân, mã thẻ bảo hiểm y tế, ngày sinh. Nếu không thanh toán khoản nợ này thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ gửi hồ sơ lên tòa án.
2 cách cần làm khi có điện thoại lừa đảo
Đại diện Cục Viễn thông cũng đưa ra lời khuyên khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần bình tĩnh, thực hiện phản ánh tới đầu số 156 thông qua hai cách: Gửi tin nhắn hoặc gọi điện thoại tới đầu số 156 như sau:
Cách thứ nhất: Khách hàng gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156, đối với tin nhắn rác, soạn tin theo cú pháp: S (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).
Đối với cuộc gọi có dấu hiệu gọi rác, khách hàng soạn tin theo cú pháp: V (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).
Đối với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, khách hàng soạn tin theo cú pháp: LD (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).
Cách thứ hai: Khách hàng gọi tới đầu số 156 (miễn phí) để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo; trích dẫn một số nội dung có liên quan...). Nội dung phản ánh theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhà mạng.
Từ đó, sẽ yêu cầu xác thực lại thông tin thuê bao, xử lý vi phạm nếu thông tin thuê bao không đúng quy định theo Điểm e, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP (tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều, tiếp theo tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu không thực hiện và tiếp theo là thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông).