Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo về Bảo hiểm y tế
Gần đây, có một nữ tên Nguyên Thanh Tâm bệnh nhân sống tại TP.HCM nhận cuộc gọi từ số điện thoại lạ, tự xưng là người cơ quan Bảo hiểm xã hội thông báo về khoản nợ tiền chi phí khám BHYT của bà lên đến 29 triệu đồng. Khiến cho người bệnh nhân này vô cùng lo lắng. Nhưng trong quá trình tìm hiểu thông tin thì bệnh viện nơi bệnh nhân này điều trị khẳng định đây chính là chiêu trò lừa đảo của những kẻ gian. Tại bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM vừa thông báo, trong thời gian gần đây, đơn vị tiếp nhận nhiều phản ảnh của người dân về chiêu lừa đảo xung quanh những khoản nợ tiền khám bảo hiểm y tế và nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Theo chia sẻ của nạn nhân Nguyễn Thanh Tâm thì những kẻ lừa đảo có nhiều chiêu trò tính vi để tăng tính chân thực, các đối tượng còn cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như số căn cước công dân, mã thẻ bảo hiểm y tế, ngày sinh. Nếu không thanh toán khoản nợ này thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ gửi hồ sơ lên tòa án.
Những phương pháp cần làm khi có điện thoại lừa đảo
Đại diện Cục Viễn thông cũng đưa ra lời khuyên khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần bình tĩnh, thực hiện phản ánh tới đầu số 156 thông qua hai cách: Gửi tin nhắn hoặc gọi điện thoại tới đầu số 156 như sau:
Cách thứ nhất: Khách hàng gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156, đối với tin nhắn rác, soạn tin theo cú pháp: S (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).
Đối với cuộc gọi có dấu hiệu gọi rác, khách hàng soạn tin theo cú pháp: V (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).
Đối với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, khách hàng soạn tin theo cú pháp: LD (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).
Cách thứ hai: Khách hàng gọi tới đầu số 156 (miễn phí) để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo; trích dẫn một số nội dung có liên quan...). Nội dung phản ánh theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhà mạng.
Từ đó, sẽ yêu cầu xác thực lại thông tin thuê bao, xử lý vi phạm nếu thông tin thuê bao không đúng quy định theo Điểm e, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP (tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều, tiếp theo tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu không thực hiện và tiếp theo là thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông).