Chỉ trong 1 chữ “Độ” rất đơn giản dưới đây, người ta có thể đánh giá được khá trọn vẹn về cả một đời người vậy.
1. Tấm lòng phải độ lượng
Bất kể việc gì trong cuộc sống cũng không nên tính toán quá chi li bởi “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Đừng nên quá so đo được mất hơn thua của bản thân mà hãy bao dung độ lượng ngay cả với những người từng làm tổn thương mình.
Cổ nhân nói: “Độ lượng như là kho đựng vàng, độ lượng càng lớn thì phúc càng lớn. Trời bao dung vạn tượng, đất nâng đỡ vạn vật thế gian”.
Ảnh minh họa
2. Nói chuyện phải có mức độ
Nếu có thể hiểu được người khác thì bạn là người có trí huệ, nhưng một khi hiểu rõ được chính mình, bạn mới trở thành người cao minh.
Ấy là khi bạn hiểu được rằng làm gì cũng cần phải có mức độ, chừng mực, biết tự kiềm chế, không oán, không hỏi, không nhớ. Chỉ khi ấy bạn mới lĩnh hội được sự mạnh mẽ của sinh mệnh.
3. Đọc sách có độ dày
Độ dày ở đây không chỉ là cuốn sách có bao nhiêu trang, mà còn là chất lượng, nội dung của nó. Nếu chợt phát hiện lâu lắm rồi mình không đọc sách, thì hãy biết rằng mình đang trượt xuống dốc.
Ở đây không phải nói rằng những điều trong sách phong phú như thế nào, mà muốn nhấn mạnh một điều rằng, nếu còn duy trì đọc sách nghĩa là bạn vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận hiện thực vốn có.
Đó cũng là khi bạn vẫn đang muốn theo đuổi và nỗ lực cố gắng để tìm về giá trị vốn có của mình. Cổ nhân có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, con người sinh ra, bản chất đã là lương thiện.
4. Tầm nhìn có độ rộng
Chỉ khi đứng ở vị trí càng cao, ta mới có thể nhìn được càng xa. Chỉ khi suy nghĩ càng nhiều mới càng không thấy xa. Bất kể làm việc hay làm người đều nên học cách nhìn xa trông rộng, chớ nên chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Tầm nhìn rộng rãi, khoáng đạt giúp chúng ta có thể tránh được rất nhiều rãnh sâu, hố hiểm trên đường đời.
Cuộc đời mỗi người đều đã được an bài từ khi sinh ra và đôi khi những oan ức mà bạn phải chịu đựng thực sự không phải điều ngẫu nhiên nào cả. Một người càng thành công thì sẽ càng phải gặp nhiều chuyện uất ức. Muốn khiến bản thân có được sự coi trọng và thực sự tỏa sáng thì nên học cách mở rộng tầm nhìn để có thể trở thành một người có trí tuệ và giàu lòng nhân ái.
Ảnh minh họa
5. Lý luận có độ sâu
Lý luận ở đây chính là để chỉ lời nói. Lời nói có chiều sâu mới có thể bênh vực lẽ phải và giữ vững chân lý. Nên hiểu một chút về “Đạo Đức Kinh”, “Binh pháp Tôn Tử”, “Kinh Dịch”, “Nam Hoa Kinh”… biết lẽ xuất xử, biết đạo nghĩa nhân, nghĩa, lễ, trí, tín…
Học hỏi từ trí huệ của các bậc thánh hiền thời xưa sẽ càng khiến cho bạn có chiều sâu tâm hồn, tư tưởng hơn.
6. Sự nghiệp có cao độ
Ai cũng hy vọng có được thành tựu trong cuộc đời, có thể vươn đến đỉnh cao của sự nghiệp. Sinh mệnh người ta trong lúc đi về phía trước sẽ tỉnh ngộ, trải qua năm tháng tích lũy sẽ đâm chồi nảy lộc. Bất kể thành công nào cũng đều phải tích lũy qua năm tháng lâu dài. Ngay trong công tác bình thường cũng phải nỗ lực làm việc và mỗi ngày đền cần không ngừng đề cao.
7. Thọ mệnh có trường độ
Chúng ta không thể lựa chọn số phận cho mình bởi mỗi người khi sinh ra đường đời đều đã được định sẵn. Tuy nhiên chúng ta có thể tự chọn phương thức sống cho sinh mệnh của mình.
Làm người nên lựa chọn khoan dung đức độ. Cần có một chút đạm bạc thanh tao, dù là gió mát hay mưa phùn cũng đều ẩn chứa bên trong là sự tao nhã. Làm việc nên có chút thong dong, luôn giữ sự tự do tự tại cởi mở mà thoải mái.
Sống ở đời không lao tâm khổ tứ, cũng không gian manh dối trá để từ đó cảm thụ sự mộc mạc của năm tháng trong cuộc đời. Có thể thực hiện các phương pháp dưỡng sinh và nhất là thản nhiên hờ hững trước hơn thua được mất. Như thế bạn sẽ có một cuộc sống có “trường độ” đúng nghĩa, không chỉ dài về số năm mà còn sống đủ sâu, đủ ý nghĩa nữa.