Cậu bé 13 tuổi cao 1m6 khiến bố mẹ vui mừng, ai ngờ đi khám BS nói: Tương lai không thể cao thêm nữa

( PHUNUTODAY ) - Cậu bé này năm nay 13 tuổi nhưng đã cao tới 1m60, cha mẹ cậu vô cùng vui mừng khi nhìn con ‘lớn phổng’ hơn các bạn. Nhưng sau khi đi khám mới biết là bé không thể nào cao thêm được.

Cậu bé 13 tuổi cao 1m6

Theo đó, cách đây một thời gian có người mẹ đưa con đi bệnh viện khám vì muốn biết con mình có thể cao thêm bao nhiêu nữa trong tương lai.

Cậu bé này năm nay 13 tuổi nhưng đã cao tới 1m60. Cha mẹ cậu vô cùng vui mừng khi nhìn con ‘lớn phổng’ hơn các bạn.

Thế nhưng, kết quả chụp X-quang cho thấy lớp sụn tiếp hợp của bé tương đối mỏng và sắp đóng lại. Điều đó có nghĩa rằng bé trai này không thể cao thêm được nữa trong tương lai.

Lý do là vì chiều cao của chúng ta là do sự phát triển của lớp sụn tiếp hợp. Lớp sụn này phát triển liên tục làm xương dài ra. Phần phát triển mạnh nhất nằm ở vùng gối và đầu trên xương canh tay cùng vùng đầu dưới cẳng tay.

Tại vùng sụn này, nhất là chỗ gần gối sẽ phát triển mạnh khi có sự kích thích cơ học. Nghĩa là các hoạt động chạy nhảy, vui chơi hàng ngày của trẻ. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng sẽ giúp tạo ra tiền đề cho vùng sụn này phát triển tốt. Đó chúng là cơ sở cho việc tăng chiều cao.

Và khi phát triển tới một độ tuổi nào đó (thường là trước 18 tuổi) vùng sụn này sẽ không còn nữa mà chỉ để lại vết trên phim X-quang. Cái này trong y học thường được gọi là sẹo sụn tiếp hợp. Một khi vùng sụn này không còn nữa thì sự phát triển chiều cao cũng không còn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vậy làm sao để các mẹ nhận biết được con mình không thể cao lớn thêm được nữa?

+ Chiều cao phát triển chậm:

Theo các bác sĩ, chiều cao của trẻ mỗi năm sẽ tăng thêm 7 – 7cm sau khi bước vào tuổi dậy thì. Do đó, nếu cha mẹ thấy trẻ đột ngột giảm tốc độ tăng trưởng thì có nghĩa là sụn tiếp hợp đã không phát triển nữa.

Ngoài ra, khi tốc độ phát triển chiều cao của trẻ chậm lại thì bé rất dễ bị béo phì.

+ Cơ quan sinh lý phát triển như người trưởng thành:

Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể trẻ sẽ có những thay đổi khác nhau liên quan tới bộ phận sinh lý, giọng nói thay đổi. Do đó, nếu cơ quan này của các bé mà có kích thước lớn hơn so với bạn bè, tương đương với người trưởng thành tức là bé không cao thêm nữa đâu.

+ Size giày không tăng:

Bình thường, size giày mỗi năm của bé đều tăng do bé cao lớn mỗi ngày, nhất là từ khi bước vào giai đoạn dậy thì.

Thế nhưng nếu bạn phát hiện thấy size giày của trẻ luôn ở một mức thì tức là xương trẻ đã không thể phát triển thêm nên con không cao thêm được nữa.

Theo các chuyên gia, 60% chiều cao liên quan tới yếu tố di truyền, còn yếu tố dinh dưỡng, giấc ngủ, luyện tập… chiếm 40%.

Những thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ trẻ dậy thì sớm

Thịt cổ gia cầm: Trong thành phần của thịt ở vùng cổ gia cầm như gà, ngan, ngỗng... thường có chứa nhiều thuốc tăng trọng mà những chất này sẽ tích tụ chủ yếu ở phần từ cổ trở lên đầu khi gia cầm ăn vào. Khi trẻ ăn nhiều thịt cổ thì đồng nghĩa bé sẽ bị kích thích phát triển gây ra dậy thì sớm.

Rau củ trái mùa: Các loại rau củ trái màu đều chứa các chất độc hại tồn dư trong các loại rau củ trái cây từ việc trồng rau quả trái mùa và sử dụng để ép trái cây phải chín, việc này sẽ tạo ra nguy cơ dậy thì sớm khi trẻ em ăn các loại rau củ này.

Thực phẩm chiên rán khi nấu ở nhiệt độ cao các món ăn như gà rán, khoai tây chiên... sẽ bị biến đổi chất, khi trẻ ăn vào có thể gây rối loạn nội tiết và dẫn đến cơ thể dậy thì sớm hơn.

Thực phẩm chiên rán khi nấu ở nhiệt độ cao các món ăn như gà rán, khoai tây chiên... sẽ bị biến đổi chất, khi trẻ ăn vào có thể gây rối loạn nội tiết và dẫn đến cơ thể dậy thì sớm hơn.

Thực phẩm chiên, rán: Thực phẩm chiên rán khi nấu ở nhiệt độ cao các món ăn như gà rán, khoai tây chiên... sẽ bị biến đổi chất, khi trẻ ăn vào có thể gây rối loạn nội tiết và dẫn đến cơ thể dậy thì sớm hơn.

Đồ ăn nhiều muối: Nếu bạn cho con mình ăn thực phẩm chứa nhiều muối trong một thời gian dài sẽ khiến cho hệ tiêu hóa, thận của bé sẽ gặp nguy. Bởi những món ăn chứa hàm lượng muối cao sẽ kích hoạt hormon có liên quan tới sinh sản đó là neurokinin B, dẫn đến cơ thể dậy thì sớm.

Nội tạng động vật: Các món ăn từ nội tạng động vật sẽ khiến trẻ dễ bị béo phì, tăng cân và mắc các bệnh như mỡ nhiễm máu, gan nhiễm mỡ..., đồng thời cũng tạo nên hiện tượng dậy thì sớm.

Sữa đậu nành: các sản phẩm từ đậu nành có chứa isoflavone giống estrogen, có thể dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ.

Đồ ăn sẵn: Không nên cho trẻ sử dụng nhiều các sản phẩm có chứa chất bảo quản, chất tạo màu... như thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt, béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ... vì các chất giống như hormon giới tính có thể tiềm ẩn trong các chất gây mùi, tạo màu, bảo quản, tăng độ đạm giả tạo...

Thuốc bổ: Trong hầu hết các sản phẩm trên thị trường có chứa hormon tăng trưởng rất mạnh gây thúc đẩy tăng trưởng và đây là một quan niệm sai lầm trong cách chăm sóc trẻ.

Các giải pháp phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bố mẹ nên xây dựng một chế độ ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu rau củ quả, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích,...hay những thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và có hàm lượng đường cao. Lưu ý chọn các thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, thực phẩm chứa hocmon tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới sinh lý của trẻ.

Tăng cường vận động: Nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu... không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn ích lợi cho việc trau dồi kỹ năng sống của trẻ.

Hạn chế cho tiếp xúc với estrogen và testosterol: Ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng sản phẩm kem, thuốc có thành phần liên quan đến hormon sinh dục.

Hơn nữa, thói quen đi ngủ vẫn bật đèn cũng có tác động tới việc dậy thì sớm ở trẻ. Khi ngủ, buổi ban đêm, tuyến yến sẽ tiết ra một lượng lớn melatonin. Mà melatonin có thể ức chế giải phóng gonadotropin tuyến yên và ngăn ngừa dậy thì sớm. Nhưng nếu trẻ tiếp xúc với ánh sáng quá mức sẽ giảm bài tiết melatonin trong tuyến yên.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link