Câu chuyện về hồ Con Rùa và giai thoại "trấn yểm long mạch" ở Sài Gòn

( PHUNUTODAY ) - Thiết kế chỉ có trụ bêtông lớn cắm xuống hồ nước hình bát quái, Hồ Con Rùa (quận 3) gắn liền với giai thoại trấn yểm long mạch của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu.

Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của một hồ phun nước nhân tạo nằm giữa nơi giao nhau của ba đường: Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh tạo thành một vòng xuyến giao thông. Khu vực này có tên chính thức là Công trường Quốc tế, hiện nay là một trong những nơi hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều tiệm cà phê và hàng quán xung quanh.

Do có kiến trúc khá kỳ lạ, Hồ Con Rùa được gắn với giai thoại trấn yểm long mạch của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Theo lời thuật của tác giả Huỳnh Bá Thành trong cuốn sách Vụ án Hồ Con Rùa (Nhà xuất bản Tuổi Trẻ 1982), có giai thoại truyền miệng kể là vào năm 1967 khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã cho mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập.

ho-con-rua3 phunutoday.vn

 

Ông thầy phong thủy này khen dinh được xây trên long mạch. Con rồng này có đầu nằm ngay dinh Độc Lập (vì vậy Dinh Độc lập còn có tên gọi là Phủ Đầu Rồng) và đuôi rồng nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ. Tuy phát hưng vượng nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền, cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy, mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài.

Vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu lập tức tin theo, cho xây hồ nước theo hình bát giác, phỏng theo bát quái đồ, một biểu tượng phong thủy thường dùng để trấn yểm của người xưa. Hồ có 4 đường đi bộ xoắn ốc đều hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội bia đá.

Ngoài ra, khu vực trung tâm còn có một cột cao mang hình cánh hoa xòe phía trên. Cột cao này được xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống giữa hồ để ghim đuôi rồng lại. Năm 1972, Công trường Chiến trị trận vong được đổi thành Công trường quốc tế. Vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ. Tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.

Cũng vì thế, nhiều người cho rằng kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm hoặc một cây đinh khổng lồ đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng, và khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương.

ho-con-rua2 phunutoday.vn

 Con rùa đồng cõng bia đá ở hồ Con Rùa

Tương truyền, khi hoàng tử Đảm - chân mệnh đế vương - ra đời, chùa Khải Tường đã phát ra hào quang đến 3 đêm liền. Nếu nhìn trên bản đồ chụp từ vệ tinh thì chùa Khải Tường thẳng trục với Dinh Độc Lập và vuông góc với hồ Con Rùa. Việc trấn yểm này còn liên quan đến ngũ hành, âm dương, phá thủy, giả sơn mà các thầy chiêm tinh, địa lý nào cũng phải biết. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà hồ Con Rùa nằm thẳng trục với nhà thờ Đức Bà trên đường Phạm Ngọc Thạch, còn chùa Khải Tường thẳng trục Dinh Độc Lập. Bốn công trình nổi tiếng này đều được xây dựng tại những địa điểm mà xưa kia ít nhiều đều dính dáng đến long mạch của Sài Gòn và càng không phải ngẫu nhiên mà tạo thành một hình vuông, nếu chiếu bóng sẽ trở thành một đường thẳng.

ho-con-rua1 phunutoday.vn

 Hồ Con Rùa nhìn từ trên xuống sẽ thấy được xây giống hình bát quái 

Vụ án Hồ Con Rùa

Cũng theo Huỳnh Bá Thành trong cuốn sách nói trên, cũng xuất phát từ quan niệm phong thủy đó, vào năm 1978, một nhóm người phản đối chính quyền Việt Nam thống nhất đã đặt bom phá hủy mà theo nhà nước là với mục đích "giải thoát cho đuôi rồng để nó phá chính quyền mới". Tuy nhiên, đã bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và ngăn chặn trong vụ án mang tên "Vụ án Hồ Con Rùa". Trong trào lưu phim mì ăn liền, vụ án này đã được dựng thành phim cùng tên năm 1985 do Trần Phương làm đạo diễn, dựa theo cuốn truyện gián điệp "Vụ án Hồ con rùa" nói trên, do nhà báo công an Huỳnh Bá Thành (Ba Trung) viết và Nhà xuất bản Tuổi Trẻ ấn hành năm 1982.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link