Bồ công anh còn có tên gọi khác là: Cây mũi mác, diếp dại, diếp trời, rau bồ cóc... Đây là loài cây mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc.
Hiện nay, cây Bồ công anh được chia thành 4 loại gồm: bồ công anh Việt Nam, cây chỉ thiên, bồ công anh Trung Quốc (bồ công anh lùn) và bồ công anh tím. Trong đó giống cây Bồ công anh Việt Nam là dễ tìm kiếm và phổ biến nhất.
Theo Đông y, bồ công anh có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt lại không có tác dụng phụ nên loại cây này được ví như thuốc kháng sinh thực vật.
Trên lâm sàng, vị thuốc này thường được ứng dụng để điều trị các bệnh chứng như: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đường tiết niệu, viêm phụ khoa, u nhọt, mụn mặt, viêm tắc tia sữa…
Bồ công anh vốn là một loại rau và hoàn toàn có thể ăn được và thường được dùng để làm nguyên liệu nấu ăn với các món như: xào thịt bò, xào tỏi hoặc luộc chấm mắm. Vị đắng tự nhiên của loại rau này kết hợp với các nguyên liệu khác mang lại sự độc đáo, hấp dẫn cho món ăn.
Ngoài ra, các thành phần như lá, rễ và thân loại cây này còn được sử dụng để làm trà, thuốc uống hoặc sản xuất mỹ phẩm. Đặc biệt bồ công anh phơi khô, sắc nước uống có tác dụng mát gan, giải độc cơ thể và giảm tình trạng mụn nhọt mẩn ngứa ngoài da
Cây bồ công anh có tác dụng trị những bệnh gì?
Theo ng y, bồ công anh có tác dụng chữa tắc tia sữa, trị mụn nhọt, bệnh da liễu, cải thiện chức năng gan, chữa rắn độc cắn, lợi tiểu, ổn định đường huyết, chữa quai bị, viêm bàng quang...
- Chữa tắc tia sữa
Bồ công anh chứa các loại kháng sinh tự nhiên, rất tốt và an toàn cho phụ nữ sau sinh. Khi bị tắc tia sữa, bạn có thể lấy 1 nắm lá bồ công anh, rửa sạch rồi giã nát, lọc lấy nước uống, còn phần bã thì đắp lên ngực. Cách này sẽ giúp chị em không còn đau nhức do tia sữa bị tắc nữa.
- Trị mụn nhọt, da liễu
Bồ công anh chứa chất Taraxasterol, có tác dụng kháng viêm, nhờ đó giúp làm dịu, làm lành tổn thương da do mụn nhọt. Bạn có thể áp dụng trong uống, ngoài đắp để làn da đẹp từ trong ra ngoài. Cách này giúp “thổi bay” mụn nhọt hiệu quả mà vô cùng an toàn cho người dùng.
- Cải thiện chức năng gan
Gan đảm nhiệm chức năng lọc và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động giải độc, khiến người bệnh mệt mỏi, vàng da, mẩn ngứa, mề đay,... Sử dụng cây bồ công anh sẽ giúp tăng cường chức năng gan, giúp gan hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn.
- Trị rắn độc cắn
Khi bị rắn độc cắn, bạn hút hết độc tố, làm sạch vết thương. Sau đó, giã nát lá bồ công anh, thêm chút muối và đắp lên vị trí bị rắn cắn, sau đó buộc lại bằng vải mỏng. Cách này sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
- Chữa quai bị
Bạn có thể dùng bồ công anh để chữa quai bị như sau: Chuẩn bị khoảng 1 nắm cả lá và rễ bồ công anh, sau đó rửa sạch, giã nát. Tiếp theo, thêm vào một lòng trắng trứng gà rồi trộn đều và đắp lên vị trí bị quai bị. Sau phần thuốc đắp đã khô thì thay miếng khác.
- Bồ công anh trị quai bị hiệu quả
Bồ công anh trị quai bị hiệu quảLợi tiểuRễ cây bồ công anh giúp kích thích quá trình sản xuất nước tiểu và chống nhiễm khuẩn tiêu hóa hiệu quả. Bạn có thể lấy lá bồ công anh khô, hãm trà uống hàng ngày để mang lại tác dụng lợi tiểu nhé.
- Viêm bàng quang
Như đã nói ở trên, bồ công anh có tác dụng kháng khuẩn, giúp điều trị tình trạng viêm bàng quang hiệu quả. Bạn chuẩn bị 50g bồ công anh, 12g sa nhân và 24g quất bì. Các nguyên liệu phơi khô, tán bột và cất trong lọ kín. Mỗi lần dùng, bạn lấy khoảng 1 thìa bột và pha với nước uống. Sử dụng ngày 3 lần, kiên trì trong 1 tháng bạn sẽ thấy cải thiện viêm bàng quang hiệu quả.
- Kiểm soát đường huyết
Chất sucrose có trong cây bồ công anh có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, ổn định đường huyết hiệu quả. Bạn có thể dùng lá bồ công anh tươi hoặc khô, sắc thuốc và uống hàng ngày.
- Chữa đau dạ dày
Sử dụng cây bồ công anh thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để mang lại hiệu quả lâu dài, phòng ngừa tái phát.
Cách nấu nước bồ công anh khô
Bồ công anh tươi bạn có thể luộc hoặc dùng làm rau gia vị. Ngoài ra để nấu nước bồ công anh khô, bạn có thể áp dụng theo một số cách đơn giản sau đây:
Cách 1: Nấu nước lá hoặc rễ bồ công anh khô với nước như hãm trà rồi uống thay nước lọc hàng ngày.
Cách 2: Kết hợp bồ công anh và mật ong. Với cách này, bạn có thể cho 4 - 5 bông hoa bồ công anh khô vào cốc nước và rót nước nóng để hãm như trà. Khi cần sử dụng thì thêm mật ong tùy liều lượng ngọt/nhạt theo sở thích. Nước bồ công anh mật ong có vị thanh mát, ngọt ngào nên rất dễ uống.
Cách 3: Trà rễ hoa bồ công anh. Bạn chuẩn bị 30g rễ bồ công anh khô, 5 lát gừng tươi, 1 hạt thảo quả và khoảng 500ml nước lọc. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi và đun sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó, bỏ bã, thêm chút mật ong hoặc đường vào nước và thưởng thức.
Lưu ý: Khi sử bồ công anh
Tuy là một loại cây thuốc mang nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng nếu không dùng bồ công anh đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều trong thời gian dài mà không có sự chỉ định hay tư vấn từ các bác sĩ, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ bao gồm:
- Buồn nôn hoặc nôn
- Chán ăn, mệt mỏi
- Viêm da tiếp xúc, dị ứng da
- Sỏi mật, viêm túi mật
Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, một số đối tượng dưới đây không nên dùng cây bồ công anh:
- Trẻ em
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Những người bị mẫn cảm với bồ công anh
- Người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim sung huyết
- Người mắc hội chứng ruột kích thích, tắc ruột, tắc nghẽn ống dẫn mật