Bí quyết rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

( PHUNUTODAY ) - Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sao cho an toàn là điều vô cùng cần thiết, nhất là với những mẹ đang nuôi con nhỏ. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho các mẹ biết thêm về vấn đề này.

Trẻ sơ sinh thường hay có cặn sữa màu trắng bám trên lưỡi và mắc các bệnh về nấm lưỡi, tưa lưỡi. Nếu mẹ rơ lưỡi đúng cách, trẻ không chỉ giảm được các bệnh về lưỡi mà còn ăn ngon, ngủ kỹ hơn. Vì vậy, mẹ cần vệ sinh miệng cho bé bằng cách rơ lưỡi thường xuyên để giữ miệng bé sạch sẽ. Ngược lại nếu không vệ sinh hàng ngày các màng sữa trắng bám dày hơn trên lưỡi khiến trẻ khó chịu, biếng bú và thậm chí còn có thể gây ra các bệnh nấm lưỡi, tưa lưỡi hay đẹn lưỡi.

d5

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trường hợp trẻ cần rơ lưỡi

Đối với trường hợp trẻ bú sữa mẹ và cả sữa ngoài thì các mẹ cần rơ lưỡi mỗi ngày một lần cho trẻ. Thời điểm rơ lưỡi thích hợp nhất là sau khi tắm. Ngoài ra, khi cho trẻ bú bình xong, mẹ nhớ cho trẻ uống từ 1 – 2 thìa nước ấm để tráng miệng sạch sẽ.

Còn trong trường hợp trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn thì lúc này sữa bột rất dễ đóng cặn vào lưỡi của bé và khiến bé dễ bị tưa lưỡi, đen lưỡi dẫn tới tình trạng viêm lưỡi, viêm họng, lười bú, ảnh hưởng tới vị giác của bé. Tốt nhất, sau mỗi cữ bú, mẹ cần cho trẻ tráng miệng 1 – 2 thìa nước ấm, rơ lưỡi 2 lần/ngày. Nếu mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu đen lưỡi, biếng ăn, đau lưỡi cần đưa bé đi khám ngay để hướng dẫn các điều trị cho bé.

Các cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn

1. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh từ 0-4 tháng tuổi bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý

d6

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Các mẹ nên chuẩn bị một miếng gạc sạch đã được thanh trùng (các mẹ mua ở nhà thuốc). Nước muối sinh lý và cả bát nhỏ.

Bạn nên rơ lưỡi cho bé khi bé đang đói, tốt nhất là trước khi bú khoảng 15 phút. Các mẹ cần phải vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé

Mẹ quấn gạc vào ngón tay trỏ và nhúng đều vào cốc nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Rồi đưa tay vào miệng bé và rơ nhẹ nhàng, tránh làm đau bé.

Thứ tự rơ như sau: Rơ nhẹ nhàng 2 vùng má và các vị trí khác trong vòm miệng. Cuối cùng rơ lưỡi cho trẻ từ ngoài vào trong.

2. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh trên 5 tháng tuổi bằng lá rau ngót hoặc lá hẹ 

d7

 Rau ngót. Nguồn: Internet.

Mẹ lựa chọn rau ngót tươi, không thuốc trừ sâu sau đó về rửa sạch, ngâm 10 phút trong nước muối, vớt ra cho ráo nước.

Đun sôi rau ngót và nghiền nát lấy nước.

Quấn gạc quanh tay, nhúng đều vào nước rau ngót, sau đó bắt đầu rơ lưỡi cho bé theo thứ tự: 2 bên má rồi đến các vị trí quanh vòm miệng, cuối cùng là vùng lưỡi.

3. Cách rơ lưỡi cho trẻ từ 1 tuổi trở lên bằng mật ong

Các mẹ chọn mật ong rừng nguyên chất để rơ lưỡi cho bé. Quấn gạc sạch quanh ngón tay, nhúng vào mật ong và rơ khắp vòm miệng, cuối cùng là lưỡi.

Sau khi rơ xong, nhớ cho bé uống 1 – 2 thìa nước ấm để làm sạch miệng.

Cách này là phương pháp rơ lưỡi phổ biến được nhiều mẹ áp dụng nhất. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, chỉ nên rơ lưỡi bằng mật ong khi bé đã được 1 tuổi. Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé khá hoàn thiện, hạn chế tình trạng dị ứng, ngộ độc mật ong.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn