Mì ăn liền
Mì ăn liền được làm chủ yếu từ bột mì tinh luyện, không chứa bất kỳ vitamin thiết yếu và khoáng chất nào, do đó không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là thực phẩm cung cấp có năng lượng thôi.
Không chỉ gây hại cho sức khỏe của trẻ, mì ăn liền thậm chí còn không thể cung cấp đủ lượng chất xơ thiết yếu do thường được chế biến từ bột mì tinh luyện.
Kẹo dẻo trái cây
Kẹo dẻo trái cây cũng chứa nhiều phẩm màu để thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Thậm chí nếu được gắn mác “hữu cơ”, kẹo dẻo trái cây không bao giờ tốt bằng trái cây tươi.Nếu các bậc phụ huynh muốn sử dụng kẹo dẻo trái cây làm đồ ăn vặt cho trẻ, hãy thay thế bằng trái cây tươi.
Đồ ăn đóng hộp
Đồ ăn đóng hộp là một lựa chọn tuyệt vời của nhiều gia đình bởi tính tiện lợi của chúng. Tuy nhiên, đồ ăn đóng hộp tuyệt đối không nên sử dụng cho trẻ nhỏ để phòng tránh tác hại của chất bảo quản đối với sức khỏe của trẻ. Hãy tránh những món đồ chứa chất bảo quản, mà muối là một trong số đó.
Nước sốt chấm
Trừ phi bạn dùng nước sốt để khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, không nên cho trẻ tiếp xúc với các loại nước sốt chấm quá sớm, bao gồm cả tương ớt, tương cà. Nước sốt có thể thêm vào hàng trăm calo và chất béo cho bữa ăn của trẻ.
Pho mát và mì ống
Bên cạnh việc đây là những sản phẩm chế biến có rất ít dinh dưỡng, chúng còn chứa rất nhiều đường và chất bảo quản, có thể khiến trẻ phát triển khẩu vị thèm ăn mặn, thèm thực phẩm chứa chất ngọt hóa học nhiều hơn.
Ngoài ra, việc chế biến nhanh và dễ dàng món ăn này cũng khiến trẻ ăn nhiều hơn một cách vô thức.
Nước táo ép
Các loại nước ép và nước ngọt mà các bậc cha mẹ hay cho trẻ dùng phần lớn chỉ chứa đường và hương liệu. Không phải tất cả loại nước ép đều xấu nhưng đặc biệt nước táo ép cần quan tâm để ý, vì đây là loại trẻ uống nhiều nhất.
Bạn cũng không nên quá chú trọng mua nhiều nước được quảng cáo có nhiều vitamin C và chất khoáng, vì trẻ thường không thiếu những chất này.