1. Cười khi nhìn thấy mẹ
Những năm tháng đầu đời là khoảng thời gian quan trọng để bố mẹ hình thành sự kết nối của bố mẹ và con cái. Việc tích cực tương tác không chỉ giúp mối quan hệ 2 bên càng thêm khăng khít mà nó còn rất hữu ích đối với sự phát triển trí thông minh và khả năng tư duy của trẻ.
So với bố thì mẹ chính là người gần gũi với con nhất, ở bên cạnh con từ khi chúng chỉ mới là một giọt máu trong bụng. Giọng nói của mẹ gần như là âm thanh đầu đời quen thuộc nhất đối với trẻ. Những đứa trẻ mỗi khi nghe giọng mẹ tự động nhoẻn miệng cười cho thấy chúng khá thông minh và lanh lợi khi nhận ra được giọng mẹ.
2. Cười khi tâm trạng tốt
Thỉnh thoảng chúng ta thường bắt gặp những đứa trẻ cười bất chợt, không vì bất cứ lý do gì. Ví dụ trong lúc ngủ, bé cười chứng tỏ tâm trạng của em rất tốt và cảm thấy hài lòng về mọi thứ xung quanh. Các chuyên gia cho rằng trẻ càng cười sớm càng thông minh. Trẻ biết cười 3 ngày sau khi chào đời thì IQ vào năm 6 tuổi có thể đạt đến 180, một con số vượt trội so với bạn bè đồng trang lứa.
3. Cười với người lạ
Đứng trước một đứa bé đáng yêu, hẳn mọi người sẽ luôn muốn làm trò để thu hút sự chú ý của chúng hay thậm chí là khiến chúng cười. Nhiều đứa trẻ sẽ tỏ ra hào hứng và cười đáp trẻ nhưng một số khác lại không như vậy. Việc trẻ phản ứng lại với trò đùa vui của mọi người xung quanh chứng tỏ IQ lẫn EQ (chỉ số cảm xúc) đều khá cao.
Nụ cười là biểu hiện của sự lạc quan và vui vẻ của trẻ. Những cảm xúc này không chỉ giúp ích cho quá trình lớn lên và phát triển kỹ năng giao tiếp mà còn kích thích trí tò mò, muốn khám phá, học hỏi mọi thứ của trẻ trong tương lai. Trí tuệ của trẻ từ đó cũng được cải thiện không ít.
Chính vì vậy, bố mẹ cần nhiệt tình hưởng ứng mỗi khi con cười, đồng thời cũng nên sáng tạo ra nhiều cách thức để giúp tâm trạng chúng vui vẻ hơn. Bên cạnh việc chơi đùa với trẻ, bố mẹ cần đưa chúng ra ngoài nhiều hơn, gặp gỡ mọi người xung quanh và kết bạn với những đứa trẻ khác. Tóm lại, môi trường để trẻ phát triển tốt nhất chính là môi trường tràn ngập niềm vui.
6 thực phẩm "đầu bảng" giúp phát triển trí thông minh
1. Trứng
Trứng rất giàu protein và lecithin, có tác dụng giúp tăng cường bộ nhớ, cải thiện sự "chú ý" vô cùng hiệu quả, giúp trẻ tập trung một cách đặc biệt hơn vào điều đang diễn ra trong cuộc sống hoặc những bài học hàng ngày.
2. Bí ngô (bí đỏ)
Chuyên gia Đông y cho rằng bí đỏ có tác dụng tốt trong việc làm sạch tim và tỉnh não, điều trị các chứng bệnh âm hư hoặc bốc hỏa.
Những người mắc các bệnh đau đầu, chóng mặt, phiền muộn, háo nước, trí nhớ kém… nên thường xuyên ăn bí đỏ. Ngoài ra chúng có thể làm giảm tình trạng suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ và yếu thị lực.
Hạt bí ngô chứa nhiều kẽm, có thể giúp phát triển não, giúp não hoạt động linh hoạt, tư duy nhanh hơn, nhạy bén hơn.
3. Gạo nâu/ gạo lứt/ gạo xay thô
Đông y cho rằng, thường xuyên ăn gạo nâu có thể cải thiện "nhận thức" ở góc độ nhận biết vấn đề một cách nhanh nhạy hơn.
Ăn gạo nâu không chỉ giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, mà còn kích hoạt các dây thần kinh hải mã hồi của não, cải thiện trí nhớ một cách đáng kể.
4. Hạt mè (vừng) đen
Hạt vừng đen được Đông y trân quý như một báu vật trong nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vừng đen có thể dùng để bồi bổ gan thận, hỗ trợ não bộ, nhuận ngũ tạng.
Vừng đen chứa nhiều chất Axit béo không bão hòa, có tác dụng tăng cường và kéo dài tuổi thọ cho các bộ phận trên cơ thể, trong đó đứng đầu là tác dụng "kiện não ích trí", bất kỳ ai cũng nên đưa vừng vào thực đơn ưu tiên trong gia đình.
5. Hạt óc chó
Quả óc chó chứa thành phần canxi cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Đồng thời còn chứa nhiều chất phốt pho, sắt, các nguyên tố vi lượng và khoáng chất khác.
Hạt óc chó được xem là thực phẩm có hình dáng giống bộ não nhất, và chúng được xem là luôn tốt cho não bộ trong mọi trường hợp.
Nếu bị triệu chứng chóng mặt, hay quên, nên ăn bổ sung 1-2 quả óc chó vào 2 lần trong ngày, có thể cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh, đồng thời giúp giảm huyết áp.