Chung cư có ca F0, dân xôn xao sợ virus 'bay trong không khí' vào phòng: Bác sĩ chỉ cách an toàn tuyệt đối

( PHUNUTODAY ) - Hiện nay, một số địa phương trên cả nước có các ca nhiễm tăng cao, F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ được cách ly tại nhà rất nhiều.

Cũng chính vì thế, nhiều người lo lắng rằng, nếu ở chung cư mà có F0 thì có sợ virus phát tán trong không khí qua lỗ thông gió, thông khí của chung cư hay không.

Với vấn đề có nên mở cửa hay không thì BS. Trương Hữu Khanh (BV Nhi đồng 1) cho hay: Trường hợp hành lang hẹp, kín thì không nên hoặc hạn chế mở cửa chính ra vào. Còn nếu vẫn muốn mở thì nên để một chiếc quạt thổi thẳng ra ngoài.

Với cửa sổ, bạn vẫn có thể mở để giúp không khí lưu thông. Hơn nữa, gió bên ngoài vào sẽ giúp làm loãng nồng độ virus trong nhà. Bên cạnh đó, tia cực tím ngoài trời cũng có công dụng khử khuẩn và tiêu diệt virus.

4

Khi sống ở chung cư, thường nguy cơ lây nhiễm có ở một số khu vực như:

+ Hành lang hẹp, kín khiến không khí không lưu thông.

+ Tay nắm cửa ở hành lang (cửa ra vào, cửa thoát hiểm, cửa các phòng thiết bị, chứa rác).

+ Thang máy chung cư.

Do đó, để phòng bệnh, mọi người cần hạn chế ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết. Bởi vì, một khi ra ngoài bạn có thể tiếp xúc với nguồn virus từ giọt bắn, đồng thời có thể tiếp xúc gián tiếp thông qua bàn tay mình. Chính vì thế, khi ra ngoài phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, tốt nhất là chọn lúc vắng người để đi. Đặc biệt, phải luôn mang theo lọ nước rửa tay sát khuẩn, nếu tiếp xúc với thứ gì có nguy cơ xong là phải rửa luôn.

Khi đi thang máy cần cẩn thận, bấm nút mở cửa thang máy không vào ngay mà đứng phía ngoài cách xa chút để cửa mở một lúc rồi mới vào.

Cũng là vấn đề này, trao đổi trên Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hồng Tâm - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - cho rằng hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học khẳng định việc virus có thể lây lan qua hệ thống thông gió chung cư.

Theo ông Tâm, không loại trừ khả năng nhận định này xuất phát từ các suy luận khi chủng virus Delta có thể lây nhiễm qua không khí trong khi chung cư có hệ thống thông khí chung với nhau.

Ông Tâm cho biết virus Delta lây lan qua giọt bắn, có khả năng tồn tại ở môi trường nhưng không lâu, nhất là nhiệt độ nóng.

Hiện nay, các chung cư có hệ thống thông gió chung, không khí được hút từ các phòng và đẩy ra ngoài, chỉ hút ra chứ không phải chuyển từ căn hộ này sang căn hộ khác. Do đó, khó có khả năng virus lan từ căn hộ này sang căn hộ khác.

"Cần có nghiên cứu khoa học cụ thể mới có thể khẳng định", ông Tâm nói.

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Lê Quốc Hùng - trưởng khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết việc lây lan virus còn tùy thuộc vào luồng gió và chúng ta chưa thể chứng minh được các căn hộ trong chung cư có thể lây chéo COVID-19 cho nhau do hệ thống thông gió.

Những trường hợp tiếp xúc trực tiếp với nhau mới có thể dẫn đến lây lan virus. Ví dụ 2 phòng trong đó có một phòng cách ly F0, nhưng cửa chung thì việc lây lan virus có thể xảy ra vì bầu không khí thông với nhau, virus có thể đi theo không khí, theo các luồng gió kéo theo vẫn có thể lây được.

Do vậy, việc lây lan COVID-19 còn phụ thuộc vào thiết kế của chung cư ra sao. Khi ở ngoài trời, lượng không khí di chuyển rất nhiều nên sẽ không đủ tải lượng virus để lây lan.

Việc tồn tại của virus còn tùy thuộc vào môi trường, như vùng ẩm thấp, sương mù, nhiệt độ quá cao virus không sống được. Ở chung cư có ca F0 cách ly tại nhà, các cửa chính ra hành lang chung cư của căn hộ này, cửa thông gió ở hành lang, cửa sổ có hướng quay ra hành lang hoặc nhìn thẳng sang căn hộ đối diện của căn hộ này cần đóng chặt.

Trường hợp chung cư có F0, các cửa sổ thoáng hướng ra trời có ánh sáng, có khoảng không gian rộng thì nên mở thường xuyên để lấy đủ oxy cho F0 trong phòng có thể thở được, đồng thời giúp làm loãng tải lượng virus trong phòng.

Bác sĩ Hùng cho biết theo nghiên cứu của các cơ quan y tế thế giới, tải lượng virus khi đẩy ra không khí ngoài trời sẽ không đủ để lây nhiễm, virus bị nắng diệt một cách tự nhiên sau một thời gian.

Để giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở các chung cư, F0 cách ly tại nhà cần mở cửa sổ thường xuyên, hạn chế sử dụng máy lạnh, các hộ dân trong chung cư cũng thực hiện tương tự.

5

Còn nếu bạn là F0 đang ở ở chung cư và điều trị tại nhà, nên làm thế nào để hạn chế lây lan cho người khác?

Trả lời vấn đề này, PGS. TS Trần Văn Hiếu (Phó trưởng khoa Sinh học – Công nghệ, trường SSH KHTN – DDHQG TP. HCM) cho hay: nếu là F0 sống ở chung cư mà đang điều trị bệnh tại nhà, bạn cần làm một số việc để tránh lây cho người khác. Cụ thể:

+ Báo ngay cho ban quản lý tòa nhà để họ định vị căn hộ trong toàn bộ chung cư. Từ đó có hướng xử lý kịp thời nhăm ngăn ngừa bệnh dịch lây lan.

+ Không đi ra ngoài khu vực thông gió chung của tầng.

+ Không sử ụng hệ thống thông khí hoặc hút mùi của tòa chung cư, có thể mở cửa sổ phía ngoài trời.

+ Báo cho các căn hộ cùng vị trí ở các tầng liền kề bịt lỗ thoát nước ở sàn hoặc cho thoát 1 chiều bằng ống chặn mùi hôi, đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.

+ Khử khuẩn rác trước khi chuyển ra bên ngoài cửa và đặc biệt không đi ra khỏi căn hộ để bỏ rác.

+ Đeo khẩu trang toàn thời gian và sinh hoạt trong 1 căn phòng duy nhất.

+ Tuân thủ, thực hiện nghiêm hướng dẫn của Bộ Y tế và nhân viên y tế địa phương.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn copy link