Chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu uống phải nước nhiễm dầu?

15:03, Thứ tư 16/10/2019

( PHUNUTODAY ) - Sử dụng nước nhiễm dầu thải chắc chắn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ngoài ra, việc sử dụng lượng clo lớn để khử trùng nước cũng gây hại cho người dùng.

Những ngày vừa qua, hàng chục ngàn hộ dân trên địa bàn các quận phía Tây Hà Nội như Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Cầu Giấy... hoang mang, lo lắng khi nhận thấy nước có dấu hiệu bất thường. Nước sinh hoạt ở khu vực này có mùi thuốc sát khuẩn clo rất mạnh, thậm chí có mùi khét rất khó chịu.

Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do nguồn nước cung cấp nước cho nhà máy nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu thải.

Nước ở khu vực thượng lưu sông Đà bị nhiễm dầu thải.

Nước ở khu vực thượng lưu sông Đà bị nhiễm dầu thải.

Trước thông tin nguồn nước sông Đà bị nhiễm dầu, người dân tỏ ra vô cùng lo lắng về sức khỏe của mình khi đã và đang phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng như vậy.

Để khắc phục tình trạng này, rất nhiều khu chung cư đã được cung cấp nước sạch miễn phí. Nước sạch được chở đến chân các toà nhà bằng xe téc, dân cư phải xuống sân để lấy và mang lên nhà.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người tỏ ra lo lắng về việc sử dụng phải nguồn nước bị nhiễm dầu. Vậy những ảnh hưởng đến sức khỏe mà nguồn nước kém chất lượng này có thể gây ra là gì? 

Dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước. Độc tính và tác động của dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không giống nhau mà phụ thuộc vào loại dầu mỡ.

Người dân xếp hàng chờ lấy nước sạch miễn phí.

Người dân xếp hàng chờ lấy nước sạch miễn phí.

PGS.TS Nguyễn Trường Luyện, Viện Vật lý Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Nước nhiễm dầu đã rất độc hại. Các sự việc tràn dầu trên biển đã minh chứng điều đó. Việc xử lý vết dầu loang mất rất nhiều thời gian và chi phí. Theo thông tin trên các phương tiện thông tin tại chúng, nước sông Đà bị cho là nhiễm cặn dầu. Cặn dầu nguy hiểm và độc hại gấp nhiều lần nước nhiễm dầu”.

Trong cặn dầu thường chứa nhiều kim loại nặng. Nếu người dân sử dụng phải nước có nhiễm dầu thải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Bên cạnh đó, việc xử lý triệt để những cặn dầu đã bám vào đất, bùn lại vô cùng khó và tốn kém chi phí. Để đối phó tạm thời, người dân sử dụng máy lọc nước. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tình thế vì các loại máy lọc nước hiện nay cũng chưa được kiểm chứng tác dụng trong việc loại bỏ chất độc từ nguồn nước nhiễm dầu.

Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều clo trong nguồn nước cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Thông thường, một lượng clo nhất định được thêm vào nước sinh hoạt với mục đích khủ trùng. Tuy nhiên, nếu hàm lượng vượt mức cho phép sẽ gây ra những tác động xấu đến người sử dụng.

Lượng clo trong nước được kiểm soát ở ngưỡng 0,3 - 0,5 mg/l. Nếu lượng clo trong nước vượt quá ngưỡng 0,5 mg/l có thể gây ra hiện tượng ngộ độc.

Lượng clo tồn dư trong nước sinh hoạt có thể là nguyên nhân dẫn tới các tình trạng như tóc khô xơ, gãy, gây gàu; viêm kết mạc, đỏ tấy; da khô, sạm; gây bệnh hen suyễn, dị ứng.

Đặc biệt, phụ nữ có thai tiếp xúc với clo nồng độ cao có thể bị sảy thay hoặc gây dị tật thai nhi...

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền