Với người Việt, tỏi được xem là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn. Không chỉ vậy, tỏi còn là vị thuốc quý của khá nhiều gia đình. Tin tức được đưa ra ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Liệu tỏi thật sự “đại kỵ” với nấm mộc nhĩ? Sau những tranh luận, các chuyên gia y tế đã đưa ra thông tin cụ thể cùng với những lưu ý quan trọng.
Nấm xào tỏi có thật sự gây ngộ độc?
Sau tranh luận các chuyên gia đã tìm ra nguyên nhân của sự việc. Việc cả gia đình bị ngộ độc thực chất không phải là do sự kết hợp giữa nấm và tỏi. Nguyên nhân chính dẫn đến trường hợp này là do gia đình ăn nấm đã ngâm quá lâu ngày. Các chuyên gia y tế còn cho biết thêm, khi nấm được ngâm quá lâu sẽ tạo ra độc tố mycotoxin – gây ngộ độc cấp tính sau khi ăn.
Các chuyên gia cho biết đây là thông tin không chính xác, việc nấu chung tỏi và nấm không tạo ra độc tính nguy hiểm như trong video lan truyền ở trên. Lý do cả gia đình 3 người tử vong sau khi được làm rõ cũng không liên quan trực tiếp đến hành động xào chung nấm và tỏi.
Những lời khuyên từ chuyên gia khi ăn mộc nhĩ
Trong thực tế, mộc nhĩ là loại nấm lành, không độc hại kể cả khi đã sấy khô. Thậm chí loại nấm này còn được nhiều người dùng để làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình ngâm nấm lại cần đặc biệt chú ý, nếu ngâm quá lâu, chúng sẽ bị nhiễm vi khuẩn và nấm mốc, và sản sinh ra các chất có hại như aflatoxin và penicillin. Đây đều là những chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Đặc biệt là vào mùa hè, khi nhiệt độ cao và thời tiết nóng, nấm dễ bị nấm mốc hơn khi ngâm trong nước. Nếu tiếp tục ăn có thể gây ra các triệu chứng độc hại như nôn mửa, tiêu chảy và suy nội tạng. Tốt nhất nếu thấy nấm có dấu hiệu ẩm mốc bạn tuyệt đối không mang đi chế biến cho gia đình sử dụng.
Vì khi nấm đã mang độc thì khi kết hợp với bất cứ nguyên liệu nào cũng sẽ gây độc, không chỉ riêng kết hợp với tỏi.
Các chuyên gia cũng hướng dẫn mọi người cách ngâm và ăn nấm mộc nhĩ đúng cách, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Hãy nhớ đến những việc sau đây:
Không nên ngâm nấm quá lâu: Thời gian ngâm nấm tốt nhất là khoảng 3 giờ với nước lạnh, nếu không dùng ngay bạn nên bảo quản trong tủ lạnh. Nếu ngâm nấm 8 tiếng trở lên, hàm lượng vi khuẩn và nấm mốc sẽ gấp nhiều lần so với ban đầu và tạo ra những độc tố nguy hiểm.
Cách làm giảm lượng thuốc trừ sâu trong nấm: Để giảm lượng độc trong nấm khô nên ngâm trong nước tối đa 3 – 4 giờ, trong thời gian ngâm nên thay nước 2 – 3 lần, cách này có thể làm giảm đáng kể dư lượng thuốc. Giúp cho bữa ăn của gia đình bạn trở nên trọn vị mà không lo ngộ độc.
Cách phân biệt và phòng ngừa ngộ độc nấm
Ngộ độc nấm chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi.
Để phòng ngừa ngộ độc nấm, khi ăn cần tuyệt đối tránh những điều sau đây:
- Chỉ ăn nấm khi biết chắc chắn đây là loại nấm ăn được, còn không biết thì tuyệt đối không được ăn.
- Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc
- Không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non, vì lúc còn non chúng rất giống nhau (giống cúc áo), khó phân biệt
- Không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa
- Không ăn nấm quá già, nấm có nghi ngờ, không rõ địa chỉ... Cũng có những loại nấm độc giống nấm ăn (nấm trồng), rất khó phát hiện nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ.
Lưu ý: Trường hợp sau khi ăn có biểu hiện của ngộ độc nấm như: Nôn nao, khó chịu, có khi đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, đi ngoài nhiều lần… thì cần nhanh chóng gây nôn bằng biện pháp cơ học. Sau đó, nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Đây chính là những lời khuyên từ chuyên gia mà bạn cần lưu tâm khi chọn mộc nhỉ để chế biến món ăn cho gia đình. Hãy nhớ để giúp sức khỏe gia đình bạn khỏe mạnh nhé!